Những thể chế, công cụ quản lý môi trường cảng biển tại tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 79)

Hòa hiện nay

Ngành hàng hải là một trong những ngành có tính mở, hòa nhập sớm với quốc tế vì thế có tính thống nhất cao về thể chế, công cụ quản lý trong ngành hàng hải của cả nước và cũng như các tỉnh thành khác, chuyên ngành quản lý môi trường cảng biển được triển khai qua đầu mối chủ yếu từ Cảng vụ Hàng hải thông qua việc cụ thể hóa những thể chế, công cụ pháp luật như sau:

Quốc hội đã ban hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, có một phần quy định về bảo vệ môi trường từ hoạt động của tàu biển. Cụ thể: yêu cầu tất cả các tàu, không phân biệt trong nước và nước ngoài, phải thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên về phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Ngoài ra bộ luật cũng quy định trách nhiệm dân sự chủ tàu; quy định tàu biển chuyên dùng chở dầu phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; giới hạn trách nhiệm bồi thường ô nhiễm dầu,...

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2011 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, trong đó có các điều khoản quy định cụ thể về phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải và Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/06/2011về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước Công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL 73/78) (Phụ lục 1.2).

Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78): Ra đời năm 1973, đây là bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới, đã được thông qua tại Hội nghị quốc tế về ô nhiễm biển, Công ước đưa ra những qui định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ. hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu.

Năm 1978, Công ước 1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978 kèm thêm năm phụ lục mới, chính thức được gọi tắt là MARPOL 73/78. Tiếp đến năm 1997 Marpol 73/78 được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ 6. Như vậy, đến nay Công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Marpol 73/78) đang

được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng hải thế giới.

- Việt Nam đã tham gia Công ước Công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL 73/78) nên Việt Nam cũng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu do Công ước quy định. Thực hiện lồng ghép môi trường ngay từ khâu đóng tàu, những tàu biển được mang đăng kiểm Việt Nam đều thoả mãn các yêu cầu của Công ước Công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL 73/78) và các Quy phạm tàu biển Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định về ghi chép Nhật ký dầu đã được thực hiện theo mẫu quốc tế.

- Chính sách con người: Do nhận thức đúng về yếu tố con người trong an toàn hàng hải và sạch môi trường biển mà Việt Nam đã tham gia Công ước Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện cấp bằng và trực ca cho thuyền viên (STCW 78/95), tuân thủ các yêu cầu của Công ước mà các thuyền viên Việt Nam đã được đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế.

- Chính sách kiểm tra: Việt Nam luôn đề cao và thực hiện tốt việc kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC) theo yêu cầu của Thỏa thuận Tokyo MOU on PSC mà Việt Nam là thành viên đầy đủ kể từ ngày 01-01-1999.

Ngoài ra, rất nhiều điều ước quốc tế khác đều được Việt Nam vận dụng và thực hiện nghiêm túc (như quy định về mạn khô, dung tích tàu biển, phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển), hoặc vận dụng những nội dung phù hợp của các điều ước quốc tế chưa tham gia (như xử lý tài sản chìm đắm ở biển, cứu hộ hàng hải, tổn thất chung). Có thể nói, việc thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong ngành hàng hải của Việt Nam rất tích cực và thu được nhiều hiệu quả tốt.

Đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các điều ước ở phạm vi thế giới và khu vực về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Các điều ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia bao gồm:

Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) là bộ luật hoàn chỉnh nhất về biển, dành phần XII qui định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237). Việc tham gia vào Công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển chung. Điểm nổi bật của Công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm;

Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu (CLC 1969 và 1992) với những quy định nhằm bảo đảm tài chính cho những bên bị thiệt hại do tầu dầu gây ra và giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu;

Công ước quốc tế về phòng ngừa tai nạn va chạm tàu thuyền trên biển (COLREG 72).

Ngoài ra Bộ Giao thông vận tải còn có một số văn bản chỉ đạo hướng dẫn đối với công tác bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)