Định hướng phát triển cảng biển tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 40)

Với lợi thế về vị trí địa lý so với đường hàng hải quốc tế và khu vực, lợi thế về điều kiện tự nhiên cho xây dựng, phát triển cảng biển như: luồng hàng hải thông thoáng vì nằm ngay cửa biển, không bị phù sa bồi lắng, điều kiện khí hậu ổn định

quanh năm và Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận lợi cho trung chuyển hàng cho các tỉnh

miền trung và cao nguyên, nên từ năm 2005 đến nay các dự án cảng biển được phát triển nhanh chóng, một số dự án cảng biển đã hoàn thành đầu tư xây dựng và mới đi vào hoạt hoạt động trong năm 2011, 2012 như: Cảng xi măng Nghi Sơn tại Vân Phong, Cảng Kho dầu ngoại quan Vân Phong, Cảng xi măng Hà Tiên Cam Ranh,...

Theo quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 về công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam; Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì hệ thống cảng biển tại Khánh Hòa thuộc nhóm cảng biển 4 (Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận), theo đó Khánh Hòa là tỉnh có quy mô cảng biển đa dạng: Cảng tổng hợp quốc gia, cảng địa phương, cảng chuyên

dùng (phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảng có tính đặc thù chuyên biệt như dầu thô, sản phẩm dầu, than) (Chính phủ, 2008).

Ngoài ra tính từ năm 2007 đến nay, Khánh Hòa đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư về lĩnh vực cảng biển, theo số liệu của Ban quản lý dự án Vân phong, hiện nay riêng khu vực Vân Phong có 109 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn tương đương 14,24 tỷ USD, đến nay đã có 40 dự án đi vào hoạt động, 13 dự án đang triển khai, 33 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,4 tỷ USD, trong đó có những dự án cảng biển trọng điểm và đang trong giai đoạn khởi động như:

- Khu vực Vân Phong – Ninh Hòa:

Hình 1.4: Các cảng biển và dự án cảng biển tại vịnh Vân phong

(Nguồn: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, 2012)

+ Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong (loại IA):

Được quy hoạch cho tàu có trọng tải tới 15.000 Container, tổng diện tích toàn cảng 746 ha, tổng chiều dài bến quy hoạch: 12.590m, bao gồm 36 bến tàu lớn và 6 bến tàu nhỏ, tổng mức đầu tư 1.568 triệu USD. Hiện nay việc xây dựng cảng đang tạm dừng để điều chỉnh quy hoạch và theo phân tích, có thể trong giai đoạn đầu, cảng chỉ đóng vai trò của một cảng đầu mối của khu vực, nhưng trong giai đoạn tiếp theo, cùng với việc tìm kiếm sự hậu thuẫn của các hãng tàu lớn và đưa ra một cơ chế chính sách

hấp dẫn các nhà đầu tư, cảng sẽ phát triển thành cảng trung chuyển Quốc tế, là đầu mối trung chuyển container xuất nhập khẩu trên các tuyến xuyên đại dương của Việt Nam và các nước lân cận trong khu vực.

Hình 1.5: Dự án cảng trung chuyển container quốc tế tại Vân Phong

(Nguồn: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, 2012)

+ Khu dịch vụ công nghiệp dầu khí:

Tổng mặt bằng diện tích 350 ha, tổng vốn đầu tư 31.867.000 tỉ đồng, dự án được trao giấy phép ngày 29-5-2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017 với các hạng mục chính như: Khu dịch vụ dầu khí (70 ha), 02 bến cảng xuất nhập hàng hóa, vật tư cho tàu 10.000 Tấn, Khu cung ứng vật tư, thiết bị cho các hoạt động khoan và ngoài khơi khác, Khu đóng tàu, giàn khoan và phương tiện nổi (100 ha), Khu cảng tổng hợp (80 ha cho bến tàu 30.000Tấn, 20.000 Tấn), Khu kho chứa dầu và LPG (50 ha).

+ Cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vân Phong:

■ Chủ đầu tư: Tổ hợp nhà đầu tư Sumitomo-Hanoinco

■ Địa điểm: Khu công nghiệp Vân Phong, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

■ Chiều dài bến bến cảng (cảng nhập than, cảng hàng nặng, cảng tổng hợp, cảng dầu): tổng chiều dài bến cảng 660 m.

■ Vốn đầu tư: 2.798.770.599,860.

■ Năng lực tiếp nhận: Tàu hàng khô có trọng tải 100.000 Tấn ra vào làm hàng. ■ Công suất: Tổng lượng hàng hóa dự kiến thông qua cảng là 7,2 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng của Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong:

■ Chủ đầu tư: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

■ Địa điểm: Vùng nước phía Nam vịnh Vân Phong, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

■ Vốn đầu tư: 52 triệu USD ■ Quy mô xây dựng:

01 bến nhập dầu thô dạng SPM tiếp nhận tàu có trọng tải đến 320.000 Tấn ra vào làm hàng.

06 bến xuất sản phẩm dạng kết cấu trụ va kết hợp sàn công nghệ tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 Tấn.

01 bến xuất nhập hàng rắn tiếp nhận tàu có trọng tải đến 10.000 Tấn.

+ Ứng cứu Sự cố Tràn dầu Miền Trung:

■ Chủ đầu tư: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

■ Địa điểm: Vùng nước phía Nam vịnh Vân Phong, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

■ Vốn đầu tư: 52 triệu USD ■ Quy mô xây dựng:

01 bến nhập dầu thô SPM (khu vực phao rót dầu không bến) tiếp nhận tàu có trọng tải đến 320.000 Tấn ra vào làm hàng.

06 bến xuất sản phẩm dạng kết cấu trụ va kết hợp sàn công nghệ tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 Tấn.

01 bến xuất nhập hàng rắn tiếp nhận tàu có trọng tải đến 10.000 Tấn.

Hình 1.6: Vị trí các Dự án tại khu vực vịnh Cam Ranh

(Nguồn: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, 2012)

+ Cầu cảng khí hóa lỏng Hồng Mộc:

■ Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Dịch vụ sản xuất Hồng Mộc. ■ Địa điểm: xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh

■ Quy mô xây dựng:

■ Cầu tàu có chiều rộng 2m, chiều dài khoảng 300 m tính từ mép nước ra phía vịnh Cam Ranh dùng để đỡ ống dẫn khí hóa lỏng và là đường đi bộ của công nhân vận hành, bảo dưỡng đường ống.

+ Nhà máy đóng tàu Oshima - Nhật Bản:

■ Dự án được cấp chứng nhận đầu tư năm 2012, với tổng vốn đăng ký 180 triệu USD. Dự án được xây dựng trên diện tích 304 ha tại Cam Ranh, chủ yếu đóng mới tàu chở hàng có trọng tải 37.000 - 56.000 tấn.

■ Nhà máy đóng tàu Oshima dự kiến đi vào hoạt động năm 2017 và ước tính mỗi năm sẽ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 2,5 triệu USD.

+ Cảng Cam Ranh:

Cảng Cam Ranh hiện hữu đang được quy hoạch thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Gồm các khu bến chức năng có khả năng tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng container, có bến chuyên dùng cho nhiệt điện, khí hóa lỏng (LPG).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 40)