Đến 2012

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 45)

ĐVT: Lượt tàu Cảng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Nha Trang (Tàu khách) 1.334 (44) 1.152 (42) 1.192 (38) 1.108 (82) 960 (100) 772 (98) 6.518 (404) Cam Ranh 796 1.044 1.036 994 1.012 830 5.712 Hyundai- Vinashin 238 184 182 134 108 114 960 Đầm Môn 68 118 64 72 38 68 428 Hòn Khói 224 398 598 440 408 410 2.478 Chuyển tải dầu Vân Phong 212 218 226 250 208 64 1.178 Mũi Chụt 334 398 486 430 448 452 2.548 Hải quân 244 326 342 192 144 132 1.380

(Nguồn: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, 2012)

Qua bảng tổng hợp số lượt tàu biển thông qua 08 cảng biển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 đến 2012, cho thấy tổng lượt tàu đến cảng nhiều nhất theo thứ tự cảng: Nha Trang, Cam Ranh, Mũi Chụt, Hòn Khói, Hải quân, Khu chuyển tải dầu Vân Phong, Hyundai Vinashin, Đầm Môn. Trong đó các cảng: Hải quân, Mũi Chụt, Hòn Khói, Đầm Môn có số tàu không tăng mạnh hoặc giảm nhiều mà dao động tương đối ổn định từ năm 2007 đến năm 2012; riêng cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh mặc dù có tổng số

tàu đến cảng nhiều nhất trong 8 cảng của tỉnh Khánh Hòa, nhưng lại có xu hướng giảm dần số lượt tàu đến cảng của những năm gần đây, đặc biệt là Khu chuyển tải dầu Vân Phong giảm mạnh về số lượt tàu đến chuyển tải vì nhu cầu chuyển tải dầu qua mạn tàu trên vịnh Vân Phong không còn nhiều như những năm trước 2011 do dự án cảng Kho dầu ngoại quan Vân Phong đã từng bước đi vào hoạt động, đón tàu vào cập trực tiếp cầu cảng thay thế hình thức chuyển tải trên vịnh Vân Phong. Qua bảng tổng hợp số lượt tàu còn cho thấy sự đa dạng các loại tàu đến cảng, đa dạng loại hình dịch vụ khai thác cảng biển như cảng Nha Trang trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 đã tiếp nhận 404 tàu khách quốc tế trong tổng số 6.518 tàu đến cảng và số tàu khách đến cảng có xu hương tăng nhanh qua các năm như: năm 2012 có 98 tàu đến cảng, năm 2011 có 100 tàu đến cảng, tăng 1,2% so với năm 2010; 2,6% so với năm 2009; 2,4% so với năm 2009 và tăng 2,3% so với năm 2007.

Bảng 1.2: Tổng sản lượng hàng thông qua cảng biển tỉnh Khánh Hòa

giai đoạn 2007 đến 2012 ĐVT: Tấn Cảng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Nha Trang (Hành khách) 1.095.473,64 (23.915) 952.875,32 (22.955) 1.079.501,50 (33.118) 857.169,52 (32.838) 825.421,84 (37.847) 806.674,18 (42.163) 5.617.116,00 (192.836) Cam Ranh 1.069.037,35 1.222.491,02 1.167.753,10 1.421.197,80 1.470.531,03 1.308.905,45 7.659.915,75 HyundaiVinashin 89.175,54 39.896,43 57.947,90 89.060,28 160.493,35 117.279,83 553.853,33 Đầm Môn 76.870,20 185.084,13 99.958,77 195.350,00 123.750,00 194.370,00 875.383,10 Hòn Khói 101.460,80 162.747,05 271.328,69 227.971,17 203.468,94 205.971,72 886.984,82 Chuyển tải dầu Vân Phong 1.456.013,79 1.303.833,20 1.387.526,60 1.812.625,45 1.590.180,38 495.485,80 8.045.665,22 Mũi Chụt 253.850,00 263.302,55 312.774,00 340.017,74 398.963,96 386.258,74 1.955.166,99 Hải quân 181.235,00 219.985,38 281.475,57 176.641,91 112.919,62 139.657,25 1.111.914,73

Qua bảng tổng hợp số lượng hàng hóa thông qua 08 cảng biển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 đến 2012, cho thấy tổng lượng hàng qua cảng không tỷ lệ thuận với tổng lượt tàu đến cảng mà tùy thuộc theo trọng tải của tàu đến cảng chuyên chở hàng hóa được nhiều hay ít, và theo bảng tổng hợp trên, số lượng hàng hóa qua cảng tập trung chủ yếu ở các cảng: Nha Trang, Cam Ranh, Khu chuyển tải dầu Vân Phong (chiếm hơn 80% tổng số lượng hàng hóa qua các cảng biển tỉnh Khánh Hòa), trong đó:

Hàng hóa qua cảng Nha Trang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, cụ thể: năm 2012 đạt sản lượng 806.674,18 tấn, giảm 0,9% so với năm 2011; năm 2011 đạt sản lượng 825.421,84 tấn hàng, giảm 0,9% so với năm 2010 và giảm 0,7% so với năm 2009; và giảm 0,8% so với năm 2007, tuy nhiên lượng tàu khách du lịch lại tăng mạnh và kéo theo số hành khách nước ngoài đến du lịch qua đường cảng biển cũng tăng nhanh, đạt 192.836 hành khách đến cảng trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012.

Hàng hóa qua cảng Cam Ranh thuần túy là các mặt hàng như vật liệu xây dựng, nông sản, khoáng sản và cơ bản có xu hướng tăng đều qua các năm, đạt tổng số 7.659.915,75 tấn, cụ thể: năm 2012 đạt sản lượng 1.308.905,45 tấn giảm nhẹ 0,9% so với năm 2011; năm 2011 đạt sản lượng 1.470.531,03 tấn hàng, tăng 1,0% so với năm 2010; tăng 1,2% so với năm 2009; tăng 1,2% so với năm 2008 và tăng 1,3% so với năm 2007.

Và đặc thù của các cảng biển trong tỉnh Khánh Hòa khác với một số tỉnh khác ở đặc điểm có một số cảng chuyên dụng như: Khu chuyển tải dầu quốc tế vịnh Vân Phong, mặc dù trong từ năm 2007 đến 2012 chỉ có 1.178 lượt tàu đến vịnh Vân Phong để tham gia chuyển tải dầu (ít hơn 5.340 lượt tàu so với cảng Nha Trang và 4.534 lượt tàu so với cảng Cam Ranh), nhưng số lượng hàng qua cảng thì lớn hơn so với các cảng khác trong khu vực, đạt 8.045.665,22 tấn (cảng Nha Trang đạt 5.617.116,00 tấn, cảng Cam Ranh đạt 7.659.915,75 tấn) vì đặc thù là các tàu dầu đến khu chuyển tải có trọng tải lớn; cảng Hyundai Vinashin với đặc thù là cảng chuyên dụng để phục vụ sửa chữa tàu biển nên

lượng hàng hóa qua cảng là các thiết bị phục vụ sửa chữa tàu biển, có sản lượng không

lớn (đạt 553.853,33 tấn), tuy nhiên qua số liệu của các năm cho thấy hàng hóa tăng nhanh trong năm 2010 (đạt 89.060,28 tấn), năm 2011 (đạt 160.493,35 tấn), năm 2012 (đạt 117.279,83 tấn) so với những năm trước đó năm 2009 (đạt 57.947,90 tấn), năm 2008 (đạt 39.896,43 tấn) vì nhà máy chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh từ sửa chữa tàu biển sang đóng mới tàu biển nên nhu cầu nhập trang thiết bị phục vụ cho đóng mới cả con tàu nhiều hơn công việc sửa chữa các hạng mục tàu biển.

Dưới đây là biểu đồ số lượng hàng hóa thông qua một số cảng chính của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007-2012:

Biểu đồ 3: Tổng lượng hàng qua cảng Nha Trang giai đoạn 2007-2012

(Nguồn: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, 2012)

Biểu đồ 4: Tổng lượng hàng qua cảng Cam Ranh giai đoạn 2007 – 2012

Biểu đồ 5: Tổng lượng hàng qua cảng HVS giai đoạn 2007 – 2012

(Nguồn: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, 2012)

1.2.4 Những nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động

hàng hải

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Luật Bảo vệ môi trường 2005).

1.2.4.1 Nguồn chất thải lỏng (dầu, nước)

- Tính chất

Chất thải lỏng bao gồm các loại nước thải có chứa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, chúng có thể ở dạng hòa tan, huyền phù hoặc chất rắn lơ lửng. Chất thải lỏng có chứa các chất gây ô nhiễm như các chất hữu cơ khác nhau kể cả dầu mỡ, chất khoáng dinh dưỡng của nitơ, photpho, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại.

- Nguồn phát sinh

Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của tàu:

+ Nước thải do sinh hoạt của thuyền viên và hành khách trên tàu: Thuyền bộ và hành khách hàng ngày thải ra lượng nước sinh hoạt khá lớn, thông qua hệ thống cống trong khu vực thượng tầng sinh hoạt người ta tính được lượng thải trung bình là 100 – 120 lít/ngày. Tuy nhiên, phần lớn nước thải sinh hoạt không được thu gom …

Các loại nước thải này phần lớn được xả trực tiếp vào môi trường trong quá trình vận tải biển, mang theo nguy cơ gây ô nhiễm.

+ Nước thải từ hàng hóa: Nước la canh hầm hàng là nước trong các hố la canh, hầm hàng phát sinh từ việc rửa hầm hàng, nước róc từ hàng hóa chuyên chở, nước rò lọt từ hàng hóa, nước mưa … Loại nước này nói chung mang đặc tính của loại hàng mà tàu chuyên chở. Việc vệ sinh rửa hầm hàng bằng nước biển đôi khi bắt buộc như việc rửa xả hầm không phải cảng nào cũng cho phép, Chính quyền cảng có thể dựa vào kết quả phân tích mẫu nước để quyết định nước đó có phải chuyển sang phương tiện tiếp nhận để đem xử lý hay không. Nếu không được phép xả nước rửa hầm hàng ra khu vực cảng, nước sẽ chuyển sang phương tiện tiếp nhận của cảng để xử lý cho sạch. Nếu tàu chở hàng là tàu gia súc, gia cầm thì loại nước thải từ việc rửa các hầm hàng này có chứa rất nhiều thành phần hữu cơ, các lại vi trùng gây bệnh. Việc xả loại nước thải này mà không qua kiểm tra, xử lý sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái biển.

+ Nước ballast (nước dằn tàu): là nước được bơm lên tàu giúp ổn định, điều chỉnh cân bằng và nguyên vẹn về mặt cấu trúc cho tàu khi không có hàng hoặc tàu chở không đủ tải. Việc phân bổ nước ballast trên tàu phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc, cỡ và độ khỏe của tàu. Theo thống kê của Tổ chức Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) vận tải biển chuyên chở trên 80% hàng hóa thế giới và luân chuyển chừng 3 - 5 tỉ tần nước ballast trên toàn cầu hàng năm. Một khối lượng tương tự có thể cũng đã được luân chuyển ở quốc nội và nội khu vực hàng năm mà chưa có thống kê. Nước ballast thực sự cần thiết cho hoạt động an toàn và hiệu của vận tải biển hiện đại, cho phép cân bằng và ổn định cho tàu. Tuy vậy nó cũng tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng về sinh thái, kinh tế và sức khỏe.Vì trong hoạt động trao đổi nước ballast, có hàng ngàn loại sinh vật biển đi theo nước ballast lên khoang tàu. Khi loài thủy sinh độc hại gặp môi trường thuận lợi mới tại khu vực tàu trao đổi nước ballast chúng có thể sinh sôi này nở và trở thành thủy sinh xâm lược nguy hiểm.

+ Nước la canh và các loại nước thải chứa dầu khác: Nước la canh của tàu. Dầu sử dụng trên tàu biển gồm hai loại là dầu nhiên liệu (dầu FO) và dầu bôi trơn (LO). Các loại nước này chứa trong các két dưới đáy tàu. Trong đó dầu nhiên liệu được hâm nóng và qua các đường ống dẫn dầu trước khi đưa vào buồng máy để sử dụng, còn dầu bôi trơn dùng để bôi trơn khớp nối chuyển động của hệ thống động lực tàu. Do đó, nước do xả đáy của các két vệ sinh trong buồng máy hoặc xả trong các

máy chính sau khi bảo dưỡng, rò rỉ của đường ống bơm, nước thải sau khi rửa sàn buồng máy. Nước này có lẫn một lượng dầu xác định chảy xuống các hố la canh buồng máy.

+ Dầu thải: trong các loại chất thải lỏng phát sinh từ tàu thì dầu có thể coi là chất thải nguy hiểm đến môi trường nhất. Dầu trong nước biển được di chuyển và biến đổi liên tục nhờ sóng, gió, thủy triều, các quá trình hòa tan, bay hơi, ôxy hóa, …qua các vi sinh vật biển và các chất cặn lắng. Dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ trong nước sẽ làm giảm tính chất hóa lý của nước biển như: ngăn chặn quá trình trao đổi ôxy, nhiệt độ giữa nước biển và không khi (do tạo thành lớp váng mỏng trên mặt nước). Nhiễm độc dầu làm giảm chất lượng thủy hải sản, làm sinh vật phát triển không bình thường hoặc chết. Tuy vẫn có quá trình tự làm sạch dầu trong nước bằng các quá trình tự nhiên, quá trình phân hủy của các vi sinh vật trong nước nhưng các quá trình này diễn ra rất chậm. Dầu thải từ hoạt động hàng hải chuy yếu là dầu Diezen, FO, dầu nhờn … chúng rất khó phân hủy bằng các quá trình tự nhiện hoặc các vi sinh vật , chúng tồn tại lâu ngày trong nước biển. Trên thực tế, dầu thải không được thải trực tiếp vào môi trường nước biển mà thông qua lượng nước thải lẫn dầu và cặn dầu. Dầu thải đi vào trong nước biển chủ yếu qua những con đường sau: do rò rỉ, vệ sinh, bảo dưỡng, do các quá trình bơm chuyển dầu từ việc phá dỡ tàu cũ, từ hoạt động của tàu dầu.

Nước thải phát sinh trong hoạt động làm hàng trên cảng:

+ Nước thải trên cảng: Thành phần của nước thải phụ thuộc nhiều vào loại hàng hóa bốc xếp. Đối với bốc xếp dầu: dầu tràn hay rò rỉ từ các bể chứa, từ hệ thống đường ống dẫn nước, nước thải chứa cặn dầu khi vệ sinh bể chứa và đường ống cùng các dụng cụ bơm rút dầu, nước mưa tràn mặt gặp vệt dầu loang hòa lẫn mang theo dầu và sản phẩm dầu. Nước thải từ các hố gạn dầu thuộc các kho xăng dầu khu vực cảng có hàm lượng các chất ô nhiễm lớn. Đối với bốc xếp cá: nước thải từ tôm, cá. Các chất thải này phát sinh ra mùi hôi như H2S,… chúng tạo điều kiện cho vi trùng phát triển kéo theo các bệnh dịch. Quá trình làm hàng trên cảng lượng nước rửa và chế biến cá là 40 m3/tấn, nước đá là 1,2 tấn/tấn cá. Ngoài ra còn có nước thải của công nhân và nhân viên trên cảng. Đối với cảng khách, cảng phà: chất thải phát sinh do hoạt động làm hàng chủ yếu do sinh hoạt của hành khách và hàng hóa mang theo.

Lượng chất thải lỏng hình thành trên khu vực cảng phụ thuộc số công nhân hoạt động trong khu vực đó. Thông thường, lượng nước sinh hoạt do công nhân trực tiếp sử

dụng là 25 – 45 lít/người,ca. Ngoài ra lượng nước tắm tính trung bình là 60 lít/ lần tắm. Trong khu vực cảng còn có các nhà ăn căng tin sử dụng một lượng nước cấp đáng kể. Theo quy định của tiêu chuẩn 20TCN 51 – 84, lưu lượng nước thải tính toán cho công nhân lấy theo trung bình là 60 – 80 lít/ người,ca.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Tuy nhiên khi xả ra biển do lượng muối trong nước biển lớn, sự phân hủy chất hữu cơ này thường gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra trong các phân xưởng mạ của nhà máy cơ khí cảng biển thì nước thải chứa nhiều kim loại nặng : Cu, Pb, Cd,… (Cục HHVN và Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp. Đại học xây dựng, 2005).

1.2.4.2 Nguồn khí thải

- Tính chất

Không khí tại khu vực cảng không chỉ chịu tác động của các khí thải độc hại, bụi có thành phần khác nhau mà còn chịu tác động của vật lý như nhiệt độ, rung, tiếng ồn.

- Nguồn phát sinh

Hoạt động làm hàng trên cảng nhất là đối với hàng rời phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Nguồn ô nhiễm lớn nhất có thể kể đến là ô nhiễm do quá trình bốc hàng từ tàu lên bến, đóng bao hàng hóa và vận chuyển trong cảng. Đặc biệt là với các lọa hàng như Clinker, xi măng… chúng càng được tăng cường vào mùa hanh khô dưới tác dụng của quá trình bay hơi, gió cũng có thể từ khí thải từ tàu nhất là khí thải từ ống khói của tàu như CO2, NOx , SOx,… Hoặc có thể từ bản thân hàng hóa vận chuyển trên tàu. Các loại hóa chất độc hại như bụi amiăng, kali, lưu huỳnh, xi măng,... trong khi xếp dỡ bị gió khuyếch tán trong không khí hay hòa tan vào môi trường nước do rơi vãi, mưa trôi. Ngoài ra, khí thải của các trang thiết bị của cảng, từ các phương tiện vào ra cảng để vận chuyển hàng hóa cũng cũng gây ô nhiễm cho môi trường không khí. Tiếng ồn, rung nhiệt phát sinh từ hoạt động chất/dỡ hàng thông thường, của các động cơ và phương tiện chuyên chở. Tiếng ồn có liên quan đến các hoạt động tàu thuyền chỉ có ở trên tàu, trong buồng máy đáng chú ý là tiếng còi tàu. Sử dụng các thiết bị nặng trong bốc dỡ container từ tàu có thể tạo ra những tiếng ồn đáng kể.

- Tác động

Ô nhiễm không khí có khả năng phân tán xa theo gió và gây tác động trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe con người, kể cả những người làm việc trong cảng và dân

cư lân cận. Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

như gây mất ngủ, mệt mỏi, gân tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao

động, sức khỏe của người làm việc tại cảng, tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính giác giảm sút dẫn tới bị điếc. Tiêu chuẩn tiếng ồn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)