- Tính chất
Chất thải rắn bao gồm các phế liệu, thành phần kim loại, đất đá, thủy tinh, nhựa tổng hợp, chất hữu cơ. Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, bền vững hoặc dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể nổi, lơ lửng hoặc chìm trong nước.
- Nguồn phát sinh
+ Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của tàu
Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của thuyền viên và hành khách trên tàu: Theo một số nghiên cứu thì mỗi thuyền viên thải ra chừng 1.5 kg/ng.ngày, hành khách thì tạo ra lượng chất thải gấp đôi khoảng 2.5 – 3.0kg/ng.ngày. Với tàu khách chở 3.000 người theo dự tính hàng ngày thủy thủ và hành khách tạo ra hơn 7.200 kg rác/ ngày gồm 3.000 kg rác có thể đốt cháy, 3.000 kg thủy tinh và vỏ đồ hộp và 1.299 kg chất thải lỏng và đồ ăn thừa. Khoảng 20 % chất thải này là lương thực, thực phẩm và 40 = 45% là chất thải dễ cháy như giấy, vải,… Tỷ lệ các chất khó cháy thay đổi 25 – 40% trong đó 8 – 10% là chất thải thủy tinh. Đối với tàu khách hiện đại thường áp dụng các biện pháp và phương tiện giúp cho hành khách nhận biết, ý thức về gìn giữ vệ sinh, vứt bỏ đồ thừa đúng qui định. Các loại tàu này thường có hệ thống thùng rác, két chứa giản tiện, hợp lý, an toàn và có thể trang bị lò thiêu rác đáp ứng yêu cầu về công nghệ. Còn tàu khách nhỏ, tàu chờ hàng thì lượng rác này một phần bị xả trực tiếp ra biển trong quá trình vận tải một phần thu gom lại trong các thùng chứa và mang lên bờ. Càng ngày người ta càng tìm thấy lượng plastic trôi dạt vào bờ nhiều hơn do tính khó tan của loại chất thải này (khoảng 400 – 500 năm) chúng có thể làm thương tổn và giết hại sinh vật thậm chí khi nghiền nát thành mảnh nhỏ. Nhóm chuyên gia về lĩnh vực khoa học ô nhiễm biển phân loại việc đổ bỏ như vậy thành 3 loại: trang thiết bị đánh cá như lưới, dây lưới,…; vỏ bao đóng gói, đai nẹp, dây nilong,…; vỏ hộp plastic như
túi, tấm phủ,… Rác loại này có thể bắt, làm vướng động vật có vú, chim, cá cũng có thể gây thiệt hại kinh tế trầm trọng cho ngành công nghiệp hàng hải như làm quấn chân vịt, hỏng bánh lái, làm ngưng trệ tích tụ, bay hơi nước biển.
+ Chất thải rắn từ hàng hóa:
Hoạt động chuyển tải hàng hóa trên biển giữa tàu lớn sang tàu nhỏ và ngược lại cũng phát sinh một lượng chất thải nhất định. Chẳng hạn rơi vãi xi măng, phân bón, hóa chất, dầu, vật liệu xây dựng, than, thực phẩm,… và tất cả các loại hàng hóa khác chứa trong từng loại tàu, sà lan, thuyền bè. Phần lớn rác thải hàng hóa được hình thành trong quá trình neo đậu tại cảng.
Ngoài ra trên tàu còn thường xuyên phát sinh rác công nghiệp như giẻ lau máy trong quá trình vận hành sửa chữa tàu, vật liệu kê lót hàng hóa như gỗ, tấm đệm cỏ, bao bì đóng gói rách thủng bị loại bỏ….
+ Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động làm hàng trên cảng:
Quá trình nhận, xếp, bảo quản, vận chuyển, chuyển tải, dỡ và giao hàng hóa trong khu vực cảng bao gồm hoạt động bốc xếp hàng hóa từ tàu vào cảng, từ cảng lên tàu, kể cả sự di chuyển, lưu giữ (hàng xô là chủ yếu) không thể trách khỏi các sự cố hoặc rơi vãi tạo nên nhiều chất thải. Vật liệu chèn lót, chằng buộc hàng cũng tồn đọng lượng đáng kể trên tàu sau khi kết thúc quy trình giao hàng. Chúng bao gồm dây cáp, dây thừng, bulong, gỗ dán, bao gói… lượng chất thải này chủ yếu sẽ được tận dụng lại, nhưng khi chúng không thể tận dụng được thì bị thải cùng Chất thải rắn SH thải ra theo hệ thống bãi rác chung mang theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
■ Bốc dỡ than: Hàng rời với nhiều kích cỡ không đóng gói, khối lượng nhiều nên chất thải ở mọi chỗ là than. Từ đó sinh ra các chất như bụi, muội than, bùn than khi gặp nước mưa thì CO, CO2 và các chất có hại khác cho người và động vật, sinh vật biển. Tất cả chất thải từ than do rơi vãi trên mặt nước, trên bãi , kho xưởng chúng bám bụi, lẫn trong không khí, nước làm tổn hại nghiệm trọng đến đường hô hấp.
■ Bốc dỡ xi măng: Khi làm hàng, chất thải bao trùm là xi măng rơi vãi, Mặc dù có đóng gói bao song hạt nhỏ nên bị lọt sót ở khắp mọi chỗ bốc xếp. Các bụi này làm tổn thương đường hô hấp, bào mòn da và phủ lên cây cối làm thay đổi môi trường sống trên cạn. Đặc biệt khi xi măng rơi vãi gặp nước tạo thành chất keo dính rồi khô cứng phá hoại môi trường đất có cây xanh.
■ Bốc dỡ container: Chất thải xuất phát từ loại hàng chứa trong container không nhiều trừ nơi tháo dỡ hoặc xếp hàng vào container. Ngoài ra, chất thải còn do vệ sinh các loại container bao gồm cả gỉ sắt, dầu mỡ, chất dùng để bảo dưỡng, sửa chữa thùng container.
■ Bốc dỡ thủy sản : Chất thải rắn từ tôm cá. Các chất thải này phát sinh ra mùi hôi thối như H2S, chúng tạo điều kiện cho vi trùng, ruồi phát triển kéo theo các bệnh dịch tả.
Ngoài ra còn có các hoạt động khác:
+ Sinh hoạt: Lượng Chất thải rắn hình thành trên khu vực càng phụ thuộc vào số công nhân hoạt động trong khu vực đó.
+ Trong quá trình sửa chữa tàu thuyền: một lượng lớn chất thải như cặn, sơn, gỉ, bùn cặn dầu tạo thành. Chất thải rắn chứa nhiều hydrocacbon dầu, kẽm , chì, sắt số lượng chất thải nguy hại phụ thuộc vào loại tàu thuyền và thiết bị sửa chữa, quy mô xưởng cơ khí, trong các phân xưởng mạ của nhà máy cơ khí cảng biển thì bùn thải chứa nhiều kim loại nặng như Cu, Pb, Zn , hàm lượng Cr có thể chiếm tới 20 – 25 %, Ni chiếm 20 – 30 %, Fe chiếm 4 -6 %.
- Tác động
Chất thải rắn làm mất mỹ quan, mất không gian trong vùng cảng. Chúng có thể cản trở hoặc thậm chí gây tai nạn nguy hiểm cho công nhân cảng. Chất thải dễ phân hủy có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trầm tích, nước và không khí gây mùi hôi làm mất vệ sinh, đặc biệt là ở các cảng cá và hàng thực phẩm. Ở mức độ lớn, Chất thải rắn trôi nổi trong nước cản trở quang hợp của thực vật nổi, cản trở lưu thông nước và suy giảm lượng ôxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến thủy sinh vật, Chất thải rắn nặng có thể tích lũy làm cạn mực nước.
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CẢNG BIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẢNG BIỂN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
Qua phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động cảng biển và môi trường cảng biển, cho thấy có nhiều chỉ tiêu liên quan đến môi trường, đề tài này chỉ đề cập đến các chỉ tiêu cơ bản nhất như sau: