Các giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện bảo vệ môi trường cảng biển

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 98)

biển tại Khánh Hòa

Triển khai có hiệu quả Bộ Luật Quản lý an toàn (ISM Code) của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Thực hiện tốt các công ước quốc tế về hạn chế ô nhiễm do tàu biển như công ước ngăn ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển (MARPOL 73/78), đầu tư phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố dầu tràn, thu gom chất thải tại các cảng biển; nâng cao chất lượng đội ngũ các cơ quan quan lý kỹ thuật như đăng kiểm viên Việt Nam và chất lượng công tác đăng ký và giám sát kỹ thuật tàu, đặc biệt là tàu biển chạy tuyến quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải, cụ thể như: quy định pháp luật cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý chất lượng nước thải và dầu thải ra từ tàu tại cảng biển; Cần có giấy xác nhận về an toàn vệ sinh môi trường; Nội dung về phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với các chủ thể tham gia hoạt động tại cảng biển phải được qui định cụ thể trong một văn bản pháp luật riêng với hình thức pháp lý là Nghị định; Cần qui định một chương riêng kiểm soát ô nhiễm môi trường trong Bộ luật Hàng hải 2005 và một chương trong Nội quy cảng biển tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh thuận để công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính có cơ sở áp dụng đầy đủ, phù hợp với thực tế tại khu vực quản lý.

Xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực đảm nhiệm công tác bảo vệ môi trường biển phù hợp với chuyên ngành quản lý trong hoạt động hàng hải và triển khai sâu rộng, phù hợp với thực tế tại các đơn vị trực thuộc.

Xây dựng quy định bắt buộc các tàu chở hàng nguy hiểm như: tàu dầu, tàu hóa chất,... phải tiến hành quây phao ngăn dầu xung quanh khu vực tàu neo đậu trong suốt thời gian làm hàng tại vùng nước cảng biển để ngăn ngừa ô nhiễm dầu.

Đề xuất tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải như các phụ lục 3, 4, 5, 6 của công ước ngăn ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển Marpol 73/78 về các quy định đối với ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại được chở ở dạng bao gói bằng đường biển; các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải, rác thải từ tàu,..

Đề xuất tham gia công ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại liên quan đến việc vận chuyển nguy hại và chất độc của biển (HNS), Nghị định thư về Chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng và Hợp tác về tai nạn ô nhiễm do sự cố nguy hại và chất độc (OPRC-HNS).

Xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư, xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu tại các cảng biển.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 98)