Là tỉnh ven biển, có nhiều vịnh, nhiều đảo cư dân sinh sống cùng các dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản ven bờ với các hình thức đa dạng như các tài nguyên sinh học ven biển, nuôi thủy sản trong ao đìa nước mặn lợ, nuôi biển với các đối tượng chính là tôm giống, tôm thịt, cá giống, cá biển, rong sụn và vẹm xanh,... để tiêu thụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu cho các thị trường Nhật, Mỹ, Đài Loan,.. Ngoài ra các hoạt động sản xuất khác như nghề diêm dân sản xuất muối cũng là ngành nghề hoạt động sử dụng nguồn nước biển và theo thống kê toàn tỉnh có khoảng 1.032 ha diện tích đất làm muối, tập trung chính ở Ninh Hòa và Cam Ranh, nằm gần các cảng biển, vùng nước cảng biển.
Bảng 2.16: Số hộ gia đình, số lao động và giá trị kinh tế của khai thác thủy sản đóng góp vào ngân sách tỉnh Khánh Hòa qua các năm
Số hộ gia đình, số lao động và giá trị kinh tế của khai thác thủy sản đóng góp vào ngân sách tỉnh Khánh Hòa Doanh nghiệp
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số hộ gia đình khai thác – nuôi trồng thủy sản ven biển (ngoài ra còn có 7 công ty khai thác, 13 công ty nuôi trồng thủy sản)
- 12.482 12.656 13.401 11.347
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực khai thác – nuôi trồng thủy sản xa bờ
- 5.568 4.842 4.621 6.594
Tổng giá trị kinh tế của khai thác – nuôi trồng thủy sản đóng góp vào ngân sách của tỉnh Khánh Hòa (triệu đồng)
1.274.198 1.321.507 1.293.071 1.333.686 1.254.793
(Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 2007-2012)
Ngoài ra, còn các tài nguyên sinh học ven biển như hệ sinh thái trên cạn (thành phần cây ngập mặn), hệ sinh thái dưới nước (sinh vật nổi, sinh vật đáy). Trong đó, sinh vật đáy là nơi tập trung hệ sinh thái thảm cỏ biển, là loài thực vật có giá trị kinh tế quan trọng nhất là “cánh đồng” cung cấp thức ăn, nơi cư trú và là vùng nuôi dưỡng ấu trùng, con non của các loài hải sản có giá trị và đó cũng là lý do của nhiều nghề đánh bắt hải sản truyền thống thường đánh bắt trong vùng phân bố thảm cỏ biển và lân cận. Trong các vịnh, vịnh Nha Trang tuy có diện tích cỏ biển không lớn (78ha) nhưng là nơi có thành phần loài cỏ biển cao nhất với 10 loài, tiếp đến là vịnh Vân Phong 9 loài, vịnh Cam Ranh 7 loài.
Nguồn lợi thủy sản khai thác được trong vùng phân bố thảm cỏ biển cũng rất phong phú. Chỉ tính riêng một số đối tượng có giá trị kinh tế và sản lượng cao được khai thác trong vùng cỏ biển ở đầm Thủy triều và vịnh Cam Ranh đã cho thấy sản lượng khai thác hàng năm lớn.
Về nguồn lợi cá, hàng năm khai thác được 175 tấn cá Dò, 53 tấn cá Dìa, 291 tấn cá Móm, 6 tấn cá Liệt, 178 tấn cá Đối, 54 tấn cá Đục và 20 tấn cá Bống.
Về nguồn lợi Giáp xác, hàng năm khai thác được 49 tấn cua, 69 tấn cua Héc, 255 tấn ghẹ, 160 tấn còng, 80 tấn tôm đất.
Về nguồn lợi thân mềm, hàng năm khai thác được 8 tấn mực lá, 73 tấn dẻ áo, 50 tấn sò bum, 20 tấn sò lông, 3 tấn ốc nhảy, 30 tấn các loại sò khác.
Ngoài các loại nêu trên, nghư dân cũng khai thác được các loại cá tạp, cá ngựa, cá mú, hải sâm, sá sùng, đưa tổng sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2011 đạt 75.174 tấn, giảm 0.09% so với năm 2010, nuôi trồng thủy sản sản năm 2011 được 13.910 tấn, tăng 1.64% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.938,5 tỷ đồng, tăng 2.03%, năm 2012 tỉnh đã khai thác được hơn 77.512 tấn hải sản, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm 2011, góp phần đưa tổng giá trị toàn lĩnh vực sản xuất nông – lâm – thủy sản tăng 2.9% (cả nước tăng 3.9%)
Có thể nói nguồn lợi thủy sản nếu được sinh sống trong môi trường nước biển tự nhiên phù hợp, không bị ô nhiễm môi trường sẽ phát triển tốt, phong phú và được khai thác hầu như quanh năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng ngư dân ven biển.
Bảng 2.17: Một số khu vực phân bố các thảm cỏ biển ở tỉnh Khánh Hòa
TT Khu vực Số loài Diện tích (ha)
1 Vịnh Vân Phong 9 600
2 Đầm Nha Phu 4 31
3 Vịnh Nha Trang 10 78
4 Đầm Thủy Triều 8 548
5 Vịnh Cam Ranh 7 605
6 Tổng diện tích thảm cỏ biển toàn tỉnh 1.831
(Nguồn: Nguyễn Xuân Hòa và cộng sự, 1996, 1999, 2009; Sở tài nguyên và Môi
Ngoài ra hệ sinh thái còn bao gồm các loài rong biển ở vùng ven bờ Khánh Hòa ước tính tổng công là 3.266 ha tập trung ở vịnh Vân phong, vịnh Nha Trang và một số ít ở vịnh Cam Ranh hàng năm cũng đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Các rặng san hô chủ yếu phân bố trong vùng nước nông ven bở đất liền và ven các đảo ở độ sâu không quá 18m, và tập trung lớn nhất ở vịnh Vân Phong (1.618ha), Cam Ranh (868 ha), khu vực vịnh Nha Trang (770 ha), không những có giá trị kinh tế trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua các hình ảnh du lịch và thu hút khách thăm quan du lịch.
Từ những lợi ích kinh tế xã hội mà hệ sinh thái biển mang lại thông qua các hoạt động sản xuất từ sinh thái biển mang lại ổn định hàng năm cũng có những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển bởi hệ sinh thái biển phụ thuộc rất lớn vào môi trường biển, bởi tác động của hoạt động hàng hải với những nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường liên quan đến nguồn nước biển, đặc biệt là khu vực ven bờ với các vịnh Cam Ranh, Nha Trang và Vân Phong đang phát triển nhanh chóng các hoạt động hàng hải và kéo theo là các nguy cơ có thể sinh ra như : nạo vét luồng tàu làm thay đổi địa chất, chất thải từ thuyền viên, từ tàu và nguy cơ sự cố tràn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển.
Theo Đề tài Xây dựng Bản đồ nhạy cảm môi trường tỉnh Khánh Hòa, do Sở Tài
nguyên môi trường chủ đầu tư dự án thì khu vực vịnh Vân phong được xếp vào khu
vực có nguy cơ tràn dầu cao nhất bởi là khu vực hoạt động hàng hải mật độ lớn, quy mô lớn như: chuyển tải dầu quốc tế Vân Phong, cảng kho xăng dầu ngoại quan Vân phong, cảng HVS và nhiều dự án đang triển khai như: tổ lọc hóa dầu Petrolimex, cảng nhà máy nhiệt điện than,... và căn cứ vào điệu kiện tự nhiên phân bố của hệ sinh thái biển có thể xác định một số vùng có thể bị tác động mạnh từ sự cố tràn dầu trong khu vực vịnh Vân Phong như sau :
- Toàn bộ đoạn bờ Ninh Mã – xã Ninh Thọ, các khu nuôi trồng tủy sản của các xã Ninh An, xã Vạn Hưng, thị trấn Vạn Giã.
- Toàn bộ các khu du lịch dọc theo bờ biển của xã Ninh Hải, huyện Ninh Hòa (khu Cát Trăng, Dốc Lết, Ninh Vân,...).
- Toàn bộ các dự án phía tây đảo Hòn lớn.
- Khu nuôi trai lấy ngọc của các doanh nghiệp nuôi trai (công ty Ngọc Trai Việt Nam, ...).
Tràn dầu ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng không khí, nguồn nước, đời sống dân sinh,... còn ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản,
các ngư cụ sản xuất (tàu thuyền, lưới, lồng bè,...) còn làm thay đổi hệ sinh thái biển,
giảm nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng ven bờ nơi có nhiều bãi đẻ và bãi ương ấu thể bởi các vệt dầu loang trôi dạt hoặc các hóa chất.
Tóm lại, hoạt động nuôi trồng thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất khi xảy ra sự cố tràn dầu, dầu hoặc hóa chất phân tán xử lý dầu trôi dạt vào cùng nuôi trồng gây chết vật nuôi, làm hư hại cơ sở vật chất. Thiết hại kinh tế do các sự cố tràn dầu có thể rất lớn, hậu quả kéo dài do dầu bám vào đường bờ và chìm vào trong trầm tích ở khu vực gần bờ và tác động lâu dài đến nuôi trồng, đặc biệt là các loài nhuyễn thể, thêm vào đó cấp chính quyền có thể ban hành lệnh cấm đánh bắt nuôi trồng thủy sản tại khu vực nhiễm dầu hoặc nếu không thì các sản phẩm từ khu vực tràn dầu có thể trở nên khó tiêu thụ hoặc không được chấp nhận do tâm lý người mua, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu.
Một dẫn chứng thực tế theo kết quả giám sát môi trường hoạt động Chuyển tải dầu Vân Phong - Bến Gỏi năm 2002 thì tàu Glory là một thí dụ điển hình về tác hại của tràn dầu gần bờ với lưu lượng dầu tràn không lớn và không gây chết thủy sản nhưng đã làm tăng nồng độ dầu trong nước, hàm lượng dầu trong trầm tích cũng tăng cao so với bình thường, vì lượng dầu tràn ít nên ảnh hưởng đối với môi trường nước không kéo dài nhưng với môi trường trầm tích pải mất khoảng 1 năm mới trở lại bình thường.
Từ đó cho thấy hệ sinh thái biển có vai trò, tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống dân sinh, với kinh tế xã hội và một trong những nguồn gốc của mất cân bằng sinh thái biển, ô nhiễm môi trường biển sẽ nảy sinh từ các hoạt động công nghiệp như cảng biển nếu không được quan tâm, quản lý phù hợp.