Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải tại cảng biển

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 102)

quả kinh tế, xã hội qua việc bảo vệ môi trường cảng biển

Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa giữa lợi ích mà nền kinh tế thu được so với đóng góp của nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế.

Theo Luật biển Việt Nam, một trong bốn nguyên tắc để phát triển kinh tế biển là phải phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển vì thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh khai thác cảng biển yếu tố hiệu quả kinh tế, xã hội phải được gắn với lợi ích thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường cảng biển.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng (môi trường: không khí, chất thải lỏng, chất thải rắn) nên phần này xin được phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội thông qua việc bảo vệ môi trường cảng biển ở phạm vi môi trường chất thải rắn tại cảng Nha Trang làm điển hình nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu sau đây:

3.2.1 Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải tại cảng biển cảng biển

- Chi phí dành cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác đi xử lý là: C = CCN + CCC + CQL + CVC

Trong đó :

CXL : Chi phí công tác thu gom, vận chuyển đi xử lý rác. CCN : Chi phí công nhân thu gom.

CTB : Chi phí bảo hộ lao động, trang thiết bị lao động CQL : Chi phí quản lý.

CVC : Chi phí vận chuyển rác đi xử lý

- Số người thực hiện thu gom rác hàng ngày tại cảng Nha Trang là: 3 người.

3.2.1.1 Chi phí lương công nhân thu gom rác thải (tiền lương, phụ cấp, bồi

dưỡng độc hại, bảo hiểm)

CCN = 03 người x 2.000.000đ/người/tháng x 12 = 72.000.000 đ/năm

3.2.1.2 Chi phí bảo hộ lao động, trang thiết bị lao động

CTB = 03 người x 2.000.000 đ/người/năm = 6.000.000 đ/năm

Tổng chi phí của (3.2.1.1) và (3.2.1.2) là: 78.000.000 (đ)

3.2.1.3 Chi phí quản lý

- Chi phí quản lý hành chính, tuyên truyền, vận động tương đương 10% tổng chi phí của (3.2.1.1) và (3.2.1.2) là 7.800.000 đ/năm.

- Chi phí quản lý công tác thu gom tương đương 5% tổng chi phí của (3.2.1.1) và (3.2.1.2) là 3.900.000 đ/năm.

Tổng chi phí cho công tác quản lý là:

CQL = 7.800.000 đ + 3.900.000 đ = 11.700.000 đ/năm

3.2.1.4 Chi phí vận chuyển rác thải đi xử lý

Theo hợp đồng vận chuyển rác giữa Cảng Nha Trang và Công ty Môi trường đô thị Nha Trang, chi phí vận chuyển rác thải từ cảng đi xử lý tại bãi rác Rù Rì là 6.363.000đ/quý. Vì vậy chi phí vận chuyển rác thải đi xử lý của một năm là:

CVC = 6.363.000đ x 4 = 25.452.000 đ/năm

Tổng các chi phí dành cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải từ tàu thuyền và các hoạt động sản xuất tại cảng Nha Trang đi xử lý là:

C= 78.000.000 + 11.700.000 + 25.452.000 = 115.152.000 đ

3.2.2 Các lợi ích đạt được khi bảo vệ môi trường cảng biển thông qua thu

gom, xử lý rác thải

Các lợi ích kinh tế, xã hội khi triển khai bảo vệ môi trường cảng biển bao gồm những lợi ích có thể lượng hoá được ra dạng tiền tệ và những lợi ích không lượng hoá được.

B = BV + BIV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B : Tổng lợi ích của thu gom, xử lý rác BV : Những lợi ích có thể lượng hoá được BIV : Những lợi ích không thể lượng hoá được - Những lợi ích có thể lượng hoá được :

+ Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng ( Bvs) thông qua giảm chi phí chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng và tránh mất thu nhập của người lao động.

+ Lợi ích do tạo được nguồn thu phí rác thải từ tàu biển (Bptr). - Những lợi ích không lượng hóa được ra tiền tệ:

+ Cải tạo chất lượng môi trường, bao gồm tác động tới môi trường không khí, tác động tới cảnh quan thiên nhiên, tác động tới hệ sinh thái biển.

+ Thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. + Tác động tới văn hóa - xã hội.

+ Tăng cường năng lực tổ chức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp cảng, của thuyền viên và hành khách ra vào cảng.

3.2.2.1 Các lợi ích có thể lượng hóa được (Bv )

a. Lợi ích do bảo vệ môi trường cảng biển thông qua thu gom, xử lý rác thải, cải thiện điều kiện vệ sinh cảng biển - Bvs (giảm chi phí chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng cảng và tránh mất thu nhập người lao động).

Lợi ích của việc thu gom rác, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng của cảng ước tính bao gồm lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh và tránh mất thu nhập của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng do bị bệnh, cụ thể là:

- Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh (Ba1)

Để tính chi phí y tế mà cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng Nha Trang có thể tránh được, ta có thể căn cứ vào số tiền độc hại tối thiểu mà người lao động trực tiếp tham gia vào công tác thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, chưa kể đến những người lao động gián tiếp tại cảng như thuyền viên tàu lai kéo, công nhân bốc xếp hàng hóa.

Theo biên chế của cảng Nha Trang thì số người được hưởng tiền độc hại trong cảng là 3 người với tổng số tiền chi trả cho người lao động bình quân mỗi năm là 840.000 đ/năm.

Giả sử nếu như toàn bộ rác thải từ các hoạt động của cảng biển không được thu gom và vận chuyển đi xử lý để bảo vệ môi trường cảng biển thì toàn bộ 178 người lao động tại cảng (số lao động bình quân 1 năm xét trong 5 năm) sẽ phải bỏ một khoản chi phí để khám chữa bệnh liên quan đến ô nhiễm từ rác thải tương đương với số tiền độc hại là:

840.000đ x 178 người = 149.520.000 đ/năm.

Như vậy tỷ lệ giảm bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường cảng biển do rác thải được tổ chức thu gom xử lý sẽ là:

100% - (3/178) x 100 = 83.15%

Giả định số ngày nằm viện trung bình của một bệnh nhân là 3 ngày/năm.

Chi phí cho một ngày nằm viện trung bình bao gồm tiền khám bệnh của bác sĩ + tiền thuốc + tiền giường và tiền phục vụ bình quân: 190.000 đồng/người/ngày (theo số liệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa).

Vậy lợi ích có được do giảm chi phí chữa bệnh hàng năm cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng Nha Trang là:

- Lợi ích do tránh mất thu nhập của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng(Ba2)

Khoản tiền thu nhập bị mất do cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng nghỉ làm việc đi khám chữa bệnh được ước tính trên số ngày người lao động nghỉ, mức tiền lương trung bình một ngày đối với cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng Nha Trang là 133.333 đồng/ngày.

Giả sử số người đi làm chiếm khoảng 28% trong tổng số người nằm viện

Lợi ích do tránh để mất thu nhập của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng là:

Ba2 = 3 x 178 x 28% x 133.333 = 19.935.950 đồng /năm

- Tổng lợi ích có được do bảo vệ môi trường cảng biển thông qua thu gom, xử lý rác thải là:

Bvs = Ba1 + Ba2

Bvs = 84.363.990 + 19.935.950 = 104.299.940 đồng/năm.

b. Lợi ích thu phí thu gom rác thải từ tàu biển (Bptr)

Theo pháp lệnh về phí và lệ phí của Nhà nước quy định, phí vệ sinh cho dịch vụ thu gom rác thải từ tàu biển được doanh nghiệp cảng thu phí với định mức quy định là 150.000đ/tàu/lần.

Theo như trình bày ở chương II, tổng số lượt tàu đến cảng trong 5 năm từ 2007 đến 2011 là 5.746 lượt tàu, trong đó thấp nhất là năm 2011 với 960 lượt tàu, cao nhất là 2007 với 1.334 lượt tàu, như vậy trung bình một năm là 1.148 lượt tàu. Số phí thu đạt 100% tổng số tàu đến cảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy tổng số phí thu được từ tàu biển trong một năm đối với dịch vụ thu gom rác thải là:

Bptr = 150.000 x 1.148 x 100% = 172.200.000 (đ)

- Tổng lợi ích có thể lượng hoá được khi bảo vệ môi trường cảng biển

thông qua thu gom, xử lý rác thải, cải thiện điều kiện vệ sinh cảng biển là: Bv = Bvs + Bptr

Bv = 104.299.940 + 172.200.000 = 276.499.940 đồng/năm.

3.2.2.2 Một số lợi ích chưa lượng hóa được

Hiệu quả về xã hội và môi trường thông qua các chỉ tiêu:

Thu gom rác thải kịp thời đồng nghĩa với hành động cải tạo chất lượng môi trường khuôn viên cảng, nồng độ ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí sẽ giảm đi do giảm lượng rác thải bừa bãi, giảm bớt phát thải các khí độc hại sinh ra từ ô nhiễm do rác phân hủy, tránh được một số bệnh với cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cảng và người dân xung quanh khu vực cảng biển bị mắc bệnh do ô nhiễm nước và không khí gây ra. Chất lượng nguồn nước mặt biển sẽ được cải thiện tốt hơn do khối lượng rác và nước rác trong các mương và cống được dọn sạch không tràn ra các nguồn nước này khi có mưa. Môi trường không khí xung quanh các mương hồ không bị ô nhiễm bởi các khí độc ( NH4, H2S….).

- Cải tạo chất lượng môi trường, bao gồm tác động tới môi trường không khí, tác động tới cảnh quan thiên nhiên, tác động tới hệ sinh thái biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương

Thu gom, xử lý rác thải từ cảng biển góp phần tăng giá trị sử dụng nguồn nước, mặt nước khu vực cảng biển, tạo cảnh quan thiên nhiên thân thiện với con người, góp phần tạo hình ảnh tốt về quản lý và khai thác cảng biển gắn liền bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lịch dịch vụ trên biển thông qua các hoạt động đã được triển khai hàng năm như: đua thuyền buồm quốc tế và các hoạt động thể thao trên biển, phát triển mạng lưới các hoạt động viếng thăm của khách du lịch đường biển với các du thuyền, tàu khác cỡ lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững như trình bày tại chương 2, mục 2.3.1.

Ngoài ra lợi ích của thu gom, xử lý rác còn tạo ra môi trường nước trong lành, sẽ kéo theo sự phát triển của các loại thủy sinh vật biển như: tôm, cá, rong biển, san hô và các loài thủy sinh khác, trong đó giá trị kinh tế của một số thủy hải sản và rong biển được trình bày tại chương 2, mục 2.3.2.1.

Mặt khác thu gom rác thải từ cảng và tàu biển còn có lợi ích trực tiếp, làm cho môi trường sinh thái biển được cân bằng và phát triển tốt, trong đó các vịnh Nha Trang với đa dạng các hệ sinh thái có giá trị cao như các rạn san hô và theo nghiên cứu của Mohd Shahwahid và Mc Nally (2001) cho thấy lợi ích giám tiếp từ thu gom rác cảng biển và tàu biển thông qua chức năng sinh thái của 1ha san hụ/năm có thể tạo ra 49,44$ các giá trị thông qua chức năng sinh thái như sau:

Bảng 3.1 : Giá trị kinh tế thông qua các chức năng sinh thái

Chức năng Nguồn tài liệu

Kỹ thuật đánh giá kinh tế Nơi nghiên cứu Đơn vị ($/ha/năm)

Điều hòa khí hậu Costanza et.al.

(1997)

Hoạt động

kinh tế Toàn cầu 5,8

Điều hòa sinh học Costanza et.al

(1997) Giá mờ Toàn cầu 0,76

Điều chỉnh tiếng ồn Spurgeon

(1992) Chi phí thay thế Phillipine 34,10 Xử lý rác thải De Groot (1992) Chi phí thay thế Galapagos 8,78

Tổng chức năng sinh thái 49,44

(Nguồn: Mohd-Shahwahid H.O Richard McNally, 2001)

- Tác động tới văn hoá xã hội thông qua tăng cường năng lực tổ chức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp cảng, của thuyền viên và hành khách ra vào cảng

Thông qua thu gom, xử lý rác không những đem lại hiệu quả về kinh tế, về môi trường mà còn tác động tích cực tới văn hoá xã hội, hình thành ý thức bảo vệ môi trường của CBCNV doanh nghiệp, của thuyền viên, của hành khách qua cảng và nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chuyên ngành, tạo hình ảnh doanh nghiệp tổ chức quản lý tốt, thân thiện môi trường và tăng thu hút khả năng đầu tư về lĩnh vực du lịch biển đối với doanh nghiệp cản cũng như toàn xã hội.

3.2.3 Hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại cảng Nha Trang tại cảng Nha Trang

Từ số liệu tính toán, phân tích tại mục 3.2.1 và 3.2.2 ta có tổng lợi ích đạt

được của việc triển khai thu gom, xử lý rác thải tại cảng Nha Trang là : B = Bv + BIV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B = 276.499.940 + BIV ( triệu đồng/năm)

Để đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ta có thể xem xét trên hai góc độ sau :

- Lợi nhuận tuyệt đối: Lợi nhuận tuyệt đối là hiệu của tổng lợi ích trừ đi tổng chi phí phải bỏ ra.

D = B - C

D = (276.499.940 + BIV ) - 115.152.000 = 161.347.940 + BIV > 0

- Lợi nhuận tương đối : Lợi nhuận tương đối được xác định là thương của tổng lợi ích trên tổng chi phí

Qua kết quả trên ta thấy: việc bảo vệ môi trường cảng biển không những mang đến các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội chưa lượng hóa được, mà hoạt động thu gom vận chuyển rác còn có giá trị kinh tế cụ thể, hoàn toàn khả thi và có hiệu quả về mặt tài chính, lợi nhuận tuyệt đối thu được là dương và tỉ suất lợi nhuận thu được tương đối lớn.    C B K 2.4 115.152.000 276.499.940 + BIV   K 115.152.000 BIV 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm

môi trường trong hoạt động cảng biển tại Khánh Hòa” là đề tài mới không chỉ trong

phạm vi khu vực tỉnh Khánh Hòa mà cũng chưa được tìm thấy trong lĩnh vực chuyên ngành cảng biển nói chung, vì thế phương pháp nghiên cứu, số liệu kế thừa gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, phân tích để triển khai thực hiện đề tài, tác giả đã có thêm cơ hội để đánh giá một cách đầy đủ, khoa học hơn về hiệu quả của hoạt động cảng biển đến kinh tế - xã hội và tác động của hoạt động cảng biển đến môi trường biển. Từ kết quả nghiên cứu, phân tích ở cấp độ đề tài này có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp cảng biển, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý cảng biển có thêm các thông tin về cảng biển và môi trường một cách đầy đủ, khoa học hơn, để tiến tới các giải pháp hoàn thiện trong hoạt động cảng biển của hiện tại và tương lai.

Đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra như:

- Hệ thống hóa lý thuyết và nghiên cứu về cảng biển, môi trường cảng biển; - Đánh giá thực trạng về ô nhiễm môi trường biển do hoạt động khai thác cảng biển tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 đến 2012;

- Đánh giá ảnh hưởng của ONMT cảng biển đến hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.

- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ONMT trong hoạt động cảng biển, nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do hoạt động cảng biển, góp phần cải thiện chất lượng môi trường tại cảng biển Nha Trang, Cam Ranh, Hyundai Vinashin. Tạo thêm nguồn thông tin để tham khảo cho công tác quản lý chuyên ngành hàng hải có tính chất phát triển bền vững tại Khánh Hòa.

Ngoài ra, đề tài đã góp phần nêu lên tầm quan trọng là ngoài việc phải xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 102)