lượng môi trường của ngành hàng hải
Trong quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình, khai thác, nạo vét, duy tu công trình hàng hải đều tuân thủ các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đến các doanh nghiệp cảng, các nhà máy đóng tàu và đơn vị liên quan thực hiện theo những quy định pháp luật hàng hải và bảo vệ môi trường. Hướng dẫn quy định tổ chức hoạt động nạo vét thuỷ diện cầu cảng, khối lượng đất nạo vét duy tu các cầu cảng và xây dựng công trình trong vùng nước cảng biển.
Phối hợp với cơ quan hữu quan để kiểm tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đề nghị chủ đầu tư phát huy vai trò giám sát công trình hoặc thuê tư vấn giám sát hoạt động nạo vét công trình, yêu cầu đơn vị thi công cam kết đổ đất đúng vị trí quy định.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và những quy định có liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải thông qua các hình thức như phát tờ rơi, phổ biến trực tiếp đến các đối tượng tham gia hoạt động hàng hải tại khu vực;
Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp cảng biển và phương tiện tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nước cảng biển;
Kiểm tra an toàn hàng hải các phương tiện tham gia hoạt động tại khu vực quản lý để qua đó phát hiện, khuyến cáo kịp thời, loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ô nhiễm môi trường.
Tổ chức giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để huy động người và các phương tiện phù hợp, tổ chức xử lý sự cố môi trường do hoạt động của tàu biển gây ra;
Điều tra, xử lý các vụ tai nạn và sự cố hàng hải gây ô nhiễm môi trường; xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm của mình.
Thường xuyên tăng cường kiểm tra việc tuân thủ ghi chép nhật ký, khả năng đảm bảo hoạt động và tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị được lắp đặt, các két chứa, các van, họng xả, nơi có thể tiềm ẩn hoặc liên quan đến đảm bảo an toàn ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đối với các tàu biển, các tàu chuyên dụng vận chuyển xăng dầu, các kho chứa xăng dầu nổi chuyển tải.
Các hệ thống báo hiệu hàng hải cho tàu ra vào cảng biển được Cảng vụ hàng hải định kỳ hàng tháng tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện các hư hỏng kỹ thuật để yêu cầu công ty Bảo đảm an toàn hàng hải sửa chữa, vận hành tốt hệ thống đèn biển, luồng tàu và duy trì chế độ khảo sát định kỳ các tuyến luồng và công bố các thông báo hàng hải, tổ chức đảm bảo giao thông hàng hải tại các khu vực thi công các công trình và điều chỉnh kịp thời báo hiệu hàng hải khi có thời tiết xấu gây ra nên bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể tại những địa điểm đầu tư xây dựng công trình hàng hải.
b. Vấn đề về bộ máy quản lý môi trường chuyên trách của lĩnh vực hiện thời và vận hành hệ thống quản lý
Theo quy định của pháp luật, Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về môi trường, trong đó có môi trường biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam theo phân công của Chính phủ. Ngoài ra, các bộ, ngành, và UBND các cấp có trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý nhà nước về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các Bộ, UBND các cấp
theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương. Có thể nói ở nước ta có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia quản lý nhà nước về môi trường, tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ chưa được phân công phân định rõ ràng, còn chồng chéo.
Cảng vụ hàng hải Nha Trang thực hiện nhiệm vụ Quản lý nhà nước về môi trường biển theo phân công của Bộ trưởng Bộ GTVT, đó là thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường biển để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, xử phạt vi phạm hành chính trong khu vực trách nhiệm được phân công.
Hiện tại tổ chức bộ máy và nguồn lực về con người, thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường của Cảng vụ được tổ chức như sau:
Cảng vụ hàng hải là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại khu vực cảng biển và các tuyến luồng hàng hải, có chức năng hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm.
Tuy nhiên, Cảng vụ chưa có bộ phận riêng chuyên trách thực hiện chức năng bảo vệ môi trường. Chức năng này đều do các Phòng Pháp chế, An toàn & Thanh tra Hàng hải kiêm nhiệm, chưa có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực bảo vệ môi trường và đối với các doanh nghiệp cảng biển cũng chưa có phòng nghiệp vụ, cán bộ chuyên trách lĩnh vực môi trường và chủ yếu là lãnh đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh, các bộ phận chuyên môn tham mưu kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường.