Vấn đề giải quyết nguồn lao động tại địa phương

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 87)

Cho đến nay mặc dù chưa có cuộc khảo sát đánh giá cụ thể về tình hình lao động tại các doanh nghiệp cảng biển ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, qua số liệu ở trên thể thấy sự phân bố lực lượng lao động tại các doanh nghiệp cảng biển chịu sự tác động cơ bản như sau:

Lực lượng lao động tập trung chủ yếu tại 03 cảng biển chính là cảng Cam Ranh, cảng Nha Trang và nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, là các cảng biển có sản lượng hàng hóa thông qua và nhu cầu sử dụng lao động trong các dịch vụ của cảng biển chiếm tỉ trọng lớn nhất ở tỉnh Khánh Hòa.

Các doanh nghiệp cảng biển tại Khánh Hòa hiện nay, có số ít các cảng chuyên

dùng như cảng cát Đầm Môn, cảng kho dầu ngoại quan Vân Phong, cảng Hyundai

Vinashin với hoạt động là sửa chữa, đóng mới tàu biển thì sử dụng nhiều lao động trực tiếp, còn cảng tổng hợp như cảng Nha Trang và Cam Ranh có công năng chủ yếu là khai thác hàng hóa tổng hợp như: vật liệu xây dựng, khoáng sản, nông sản,... thì có số lượng lao động không nhiều và số lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp cảng là ở công đoạn xếp dỡ hàng hóa từ tàu biển xuống cảng, về kho, hoặc ngược lại. Chỉ tính riêng số lao động tại 03 cảng Nha Trang, Cam Ranh, Hyundai Vinashin cho thấy trong

giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 luôn dao động từ 4 đến 5 ngàn lao động chính

dài hạn (không tính lực lượng lao động thời vụ của các doanh nghiệp, nhà thầu phụ triển khai công nhân lao động theo nhu cầu công việc từng thời điểm của các doanh nghiệp cảng).

Trên cơ sở số liệu về các dự án cảng biển đã và đang triển khai của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang cho thấy tổng số lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất trong lĩnh vực hàng hải trong khu vực vùng nước cảng biển thuộc tỉnh Khánh Hoà hiện nay sẽ có xu hướng tăng nhanh khi các dự án trọng điểm như Kho dầu ngoại quan Vân Phong đi vào hoạt động chính thức toàn bộ các cầu cảng, kho cảng và các công đoạn của dự án (hiện nay kho dầu mới bắt đầu khai thác giai đoạn đầu, một số bến cảng chưa hoàn toàn đưa vào hoạt động chính thức), Nhà máy đóng tàu Koshima – Cam Ranh (nhà máy đã triển khai cử công nhân đi đào tạo tại Nhật Bản), Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 01 (đang trong giai đoạn bàn giao mặt bằng dự án),...

Qua những nội dung khảo sát nêu trên cho thấy ngành hàng hải là một trong những ngành có khả năng giải quyết nhu cầu lao động đa dạng ở các cấp độ khác nhau như cấp chuyên gia, cấp lao động phổ thông, và có nhu cầu sử dụng nguồn lực tương đối ổn định, lâu dài với số lượng lớn. Hàng năm các doanh nghiệp cảng biển ở Khánh Hòa, với điển hình là cảng Cam Ranh, Nha Trang, Hyundai Vinashin như nghiên cứu nêu trên đã góp phần quan trọng trong giải quyết nguồn lực lao động của địa phương, không những tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần phát triển ổn định kinh tế xã hội địa phương.

Bảng 2.13: Số lao động chính tại các cảng biển

Số lao động chính tại các doanh nghiệp cảng biển

Số lao động của cảng

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Cảng Cam Ranh 203 207 210 2018 256 191

Cảng Nha Nha Trang 181 189 187 165 171 173

Công ty Hyundai Vinashin 3.810 3.685 3.625 3.130 3.633 2.976 Tổng số lao động của 03 cảng

Cam Ranh, Nha Trang, HVS 4.194 4.083 4.022 5.313 4.060 3.340

(Nguồn: Cảng Cam Ranh, Nha Trang, HVS & Niên giám thống kê Khánh Hòa 2010)

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)