6. Đóng góp mới của đề tài
2.3.2. Đặc điểm của khách du lịch
Theo thống kê của ngành Du lịch Lạng Sơn, từ năm 2006 đến nay, số lượng khách đến tỉnh tăng trưởng trên 22%/năm. Lượng khách tuy tăng trưởng khá, nhưng lượng khách du lịch quốc tế lại đạt thấp.
Bảng 2.6: Số lượng khách du lịch đến Lạng Sơn (2000 - 2009) Năm Lượng khách
(lượt khách)
Thành phần
KDL nội địa KDL quốc tế
2000 180.000 112.000 68.000 2001 210.600 118.600 92.000 2002 385.000 273.000 112.000 2003 475.000 349.800 125.200 2004 676.000 491.000 185.000 2005 935.000 855.000 80.000 2006 1.200 000 1.110 000 90.000 2007 1.4000 000 1.296 000 104.000 2008 1.610 000 1.465 000 145.000 2009 1.811 500 1.612 000 199.500
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn.
Khách du lịch quốc tế đến Lạng Sơn chủ yếu là khách Trung Quốc, bao gồm:
- Khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng hộ chiếu: Đây là khách đi du lịch thuần túy, có khả năng chi trả cao, có mục đích đi du lịch rõ ràng, có điều kiện đi tham quan vào sâu trong nội địa và tham quan được ở nhiều nơi, có thời gian đi du lịch dài ngày và thường là khách nghỉ trung chuyển ở thành phố Lạng Sơn.
- Khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng thẻ PA18 do Bộ Công an cấp: Đây là những khách du lịch có sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành. Những khách này thường đi tham quan du lịch do cơ quan đoàn thể tổ
chức. Các hoạt động du lịch thường bị hạn chế trong các chương trình du lịch do họ không thể vào sâu trong nội địa. Khả năng chi tiêu dùng dịch vụ du lịch của nhóm khách này ở mức trung bình, ít tham gia mua sắm hàng hóa mà chủ yếu là tham quan.
- Khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng thẻ du lịch: Đây là nhóm khách có số lượng gia tăng nhanh kể từ khi có Nghị định 229 cho phép khách du lịch vào Việt Nam bằng thẻ du lịch. Nhóm khách này thường đi theo đoàn, thông qua sử dụng chương trình du lịch do các công ty lữ hành cung cấp.
- Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam trong ngày: Đây là nhóm khách chiếm số lượng rất lớn, nhưng lại không tham gia vào hoạt động sử dụng dịch vụ lưu trú của địa phương. Họ chủ yếu đi tham quan ở khu vực cửa khẩu và trong thành phố Lạng Sơn và sử dụng dịch vụ ăn uống, giải trí, tham gia hoạt động mua sắm.
- Người Trung Quốc qua cửa khẩu để buôn bán ở các chợ, trung tâm thương mại phía biên giới Việt Nam không được gọi là khách du lịch, cho dù họ có sử dụng một số dịch vụ tối thiểu khi ở Việt Nam.
Bên cạnh thị phần khách quốc tế, thị phần khách du lịch nội địa là thị phần khách chiếm ưu thế lớn của ngành du lịch Lạng Sơn. Lượng khách du lịch nội địa đến với Lạng Sơn ngày càng có chiều hướng gia tăng mạnh. Đối tượng khách này khá đa dạng, họ có thể mua các chương trình du lịch trọn gói của công ty lữ hành, hoặc chỉ sử dụng một số dịch vụ nhất định. Thời gian lưu trú của những khách này khi ở Lạng Sơn thường không lâu, hoặc có khi không sử dụng dịch vụ lưu trú. Những khách ở địa bàn cách thành phố Lạng Sơn trong khoảng 200 km như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang… có thể thực hiện chuyến tham quan trong ngày, còn những khách ở những địa phương xa hơn như Thanh Hóa, Quảng Ninh,.. lại có xu hướng sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm. Khách du lịch nội địa đến với Lạng Sơn hầu hết đều có
thể tham gia vào các hoạt động du lịch như du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, và du lịch mua sắm.
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp của khách du lịch là yếu tố quan trọng tác động đến nhiều những đặc điểm của một chuyến du lịch như: hình thức tổ chức, thời gian hành trình của chuyến du lịch, khả năng thanh toán của du khách, các đặc điểm tâm lí biểu hiện của “bệnh nghề nghiệp”, thói quen, hành vi tiêu dùng của khách du lịch,…
Các sản phẩm du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn được xây dựng trên cơ sở của sự đa dạng các loại hình tài nguyên du lịch, do đó có thể thu hút nhiều đối tượng du khách. Khách du lịch đến Lạng Sơn rất đa dạng về thành phần xã hội cũng như nghề nghiệp: thương nhân, công nhân, giáo viên, nông dân, viên chức nhà nước, người buôn bán tự do, sinh viên,..,
Du lịch "biên mậu" - sản phẩm đã tạo nên đặc trưng của du lịch Lạng Sơn, là loại hình du lịch thu hút đông đảo khách du lịch tham gia mà không kể đến những giới hạn về nghề nghiệp, bởi nhu cầu mua sắm nói chung đã trở thành nhu cầu phổ biến đối với mọi người dân trong xã hội. Thời gian mà du khách dành cho các chương trình du lịch "biên mậu" của Lạng Sơn thường không kéo dài như nhiều chương trình du lịch khác, nên khách du lịch có thể đến Lạng Sơn tham gia vào hoạt động du lịch "biên mậu" nhiều lần, do đó khách du lịch thường không chịu tác động của tâm lí “phải được nghỉ dài ngày mới đi được”. Vì thế, không nhất thiết vào các dịp đầu năm hay cuối năm, mà vào những dịp nghỉ cuối tuần, những dịp nghỉ lễ cuối ngày, du lịch
"biên mậu" ở Lạng Sơn vẫn thu hút đông đảo khách du lịch. Lứa tuổi, giới tính
Với hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn, đặc điểm về lứa tuổi và giới tính của du khách khá đa dạng. Thông qua tìm hiểu động cơ đi du lịch của du khách ở Lạng Sơn, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật:
- Về lứa tuổi:
Khách du lịch đến Lạng Sơn với động cơ đi du lịch "biên mậu" thuần túy chủ yếu ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Đây là độ tuổi phù hợp để du khách có thể tham gia được nhiều hoạt động như: tham quan, mua sắm ở nhiều địa điểm phục vụ khách du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn. Bên cạnh đó, đây cũng là lứa tuổi có nhu cầu về du lịch và mua sắm cao hơn so với các nhóm lứa tuổi khác. Mật độ các điểm phục vụ khách du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn khá dầy, đo đó có thể làm khơi dậy và đáp ứng được nhu cầu của khách trong mỗi chuyến đi du lịch. Khách đi du lịch "biên mậu" không chỉ để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đơn thuần, mà tham quan và mua sắm cũng được coi là một cách giúp du khách có thể xả stress hiệu quả.
Cuộc sống phát triển dẫn đến nhu cầu của con người về các loại hình du lịch càng đa dạng hơn. Đối với khách du lịch có động cơ đi du lịch kết hợp với du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn như: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu, thường ở lứa tuổi trung niên và người già. Khi lựa chọn một chương trình du lịch, du khách thường có tâm lí mong muốn được tham gia nhiều nhất các hoạt động trong một lộ trình. Sự tập trung nhiều điểm tham quan du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm ở khu vực biên giới Lạng Sơn là điều kiện để các công ty lữ hành thiết kế và xây dựng nên những chương trình du lịch có sự kết hợp đa dạng nhiều loại hình tài nguyên du lịch, giúp cho du khách thỏa mãn được những nhu cầu về du lịch trong một chuyến đi mà không cảm thấy nhàm chán.
Đối với những du khách có những động cơ khác kết hợp với động cơ đi du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn, thường ở nhiều lứa tuổi khác nhau, như thanh
niên, trung niên, người già. Tùy theo động cơ mà khách du lịch đến với Lạng Sơn, có thể mua các dịch vụ trọn gói hay từng phần của công ty lữ hành cung cấp để thực hiện hoạt động du lịch biên mậu.
- Về giới tính:
Với hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn, có đến 60% khách du lịch là nữ giới. Du khách đến với Lạng Sơn chủ yếu với hai mục đích cơ bản: du lịch "biên mậu", hoặc du lịch văn hóa tâm linh kết hợp với "biên mậu". Đối tượng khách có nhu cầu du lịch như trên chủ yếu là nữ giới ở các độ tuổi thanh niên, trung niên và người già bởi sự phù hợp của loại hình du lịch "biên mậu", du lịch văn hóa tâm linh với một số đặc điểm tâm lí chung của du khách như: giới tính, lứa tuổi, phong tục tập quán, sở thích, nhu cầu, thói quen,…
Mục đích
Khách đến du lịch Lạng Sơn với nhiều mục đích, song, dựa vào doanh thu của các lĩnh vực dịch vụ du lịch, có thể thấy khách du lịch đến Lạng Sơn với một số mục đích cơ bản: mục đích mua sắm, mục đích văn hóa tâm linh, mục đích quá cảnh và mục đích tham quan nghỉ dưỡng.
Phần lớn khách du lịch khi đến Lạng Sơn đều tham gia vào hoạt động du lịch "biên mậu". Khách du lịch tham gia vào hoạt động này có thể vì nhu cầu, vì sở thích hay vì thị hiếu. Ngoài những chương trình du lịch chuyên về mua sắm, còn có những chương trình du lịch "biên mậu" kết hợp với một số loại hình như du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, giúp khách có thể tham quan nhiều điểm, tham gia nhiều hoạt động du lịch.
Tính hết tháng 6/2010, tổng lượng khách du lịch đến Lạng Sơn đạt 1.202.000 lượt, nhưng lượng khách tham quan các khu di tích ở Lạng Sơn chỉ đạt 110.000 lượt (khoảng 9.5%). Con số này cho thấy tổng lượng khách đến Lạng Sơn không giảm, nhưng lượng khách đến với mục đích du lịch văn hóa
tâm linh ở các khu di tích hầu như không tăng, một số điểm còn giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do các khu di tích hiện nay vẫn chưa thật sự tạo ra sự khác biệt, cũng như chưa có điểm nhấn để du khách có thể đến thăm nhiều lần chứ không chỉ đến một lần rồi thôi.
Với hệ thống các cửa khẩu, đến Lạng Sơn du lịch với mục đích quá cảnh cũng là thị hiếu của một bộ phận khách du lịch. Đối tượng khách này có khả năng trở lại Lạng Sơn trong nhiều lần tiếp theo, nhưng đối với hoạt động quá cảnh, khách chỉ thực hiện khi mới đến Lạng Sơn lần đầu, hoặc chưa quá cảnh lần nào qua Trung Quốc bằng đường bộ. Họ quá cảnh vì mục đích muốn tìm hiểu sự khác lạ của đời sống người dân của nước bạn quanh khu vực biên giới.
Ngoài các mục đích trên, khách du lịch còn đến Lạng Sơn với mục đích tham quan nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đối tượng khách du lịch này chiếm số lượng không đáng kể, do hiện nay ở Lạng Sơn chỉ có khu du lịch Mẫu Sơn có thể triển khai loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng các cơ sở phục vụ du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ở đây còn hạn chế. Hiện nay ở Mẫu Sơn mới chỉ có 14 nhà nghỉ với tổng cộng 96 phòng, 190 giường, các tiện nghi và dịch vụ vui chơi giải trí rất hạn chế. Đây là một trong những lí do để khách du lịch đến Lạng Sơn qua đêm nhưng thường chọn thành phố Lạng Sơn để lưu lại, họ chỉ dành thời gian một buổi sáng hoặc chiều để tham quan Mẫu Sơn. Khách du lịch đến đây chủ yếu để nghỉ ngơi, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành vào mùa hè. Thỉnh thoảng vào mùa đông ở Mẫu Sơn có tuyết thì có thể thu hút khách du lịch đến vì hiếu kì. Các cơ sở dịch vụ du lịch hầu như không hoạt động vào mùa đông.
Chi phí của khách
Trong những năm gần đây, du lịch Lạng Sơn đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ. Lượng du khách đến với Lạng Sơn là 180.000 lượt khách
năm 2000, dự đoán năm 2010 sẽ tăng lên 1.9 triệu lượt khách. Doanh thu giai đoạn 2000 - 2005 đạt 32,7%/năm; từ 2006 đến nay đạt 20%/năm; về giá trị gia tăng, năm 2000 đạt 55 tỷ đồng, năm 2005 đạt 200 tỷ đồng, năm 2009 đạt 560 tỷ đồng, doanh thu của năm 2010 ước tính đạt 730 tỷ đồng, trong khi thực tế 6 tháng đầu năm du lịch Lạng Sơn đã đón được 1.2 triệu lượt khách, doanh thu đạt 645 tỷ đồng.
Theo thống kê cho thấy khách du lịch đến Lạng Sơn đều chi tiêu nhiều cho các dịch vụ ăn uống, lưu trú và mua sắm. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ở mức 15,6%; doanh thu dịch vụ ăn uống dao động trong khoảng 18,7%; doanh thu dịch vụ mua sắm chiếm tỷ trọng rất cao với gần 20%.
Hiện nay, những vấn đề tồn tại nổi bật tác động đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch của khách ở Lạng Sơn đó chính là sự thiếu và yếu của hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống và cơ sở vui chơi giải trí của những nơi được đánh giá là có khả năng hút khách du lịch. Toàn tỉnh có 118 cơ sở lưu trú, các cơ sở lưu trú nhìn chung có quy mô nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu ở thành phố Lạng Sơn (89 cơ sở). Hiện nay mới có 18 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 3 sao, còn lại mới đạt đủ tiêu chuẩn để phục vụ du lịch. Đáng chú ý là công suất sử dụng buồng chưa cao, mới đạt 40 - 50%. Hệ thống phục vụ ăn uống cũng mới chỉ có 62 cơ sở, nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với năng lực phục vụ khoảng 3.100 chỗ ngồi. Các khu vui chơi, giải trí, dịch vụ nhìn chung còn hạn chế, thiếu các loại hình dịch vụ cao cấp.
Ngành Du lịch Lạng Sơn đang tiếp tục được quan tâm phát triển với điểm nhấn là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến 2030. Để có thể kích thích mạnh mẽ hơn nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch ở tỉnh nhằm của khách du lịch, trong thời gian tới, vấn đề xây dựng các điểm đến của Lạng Sơn cần được các cấp ngành chức năng, những nhà đầu tư du lịch thực sự lưu tâm đến. Cụ thể như:
- Tại các điểm tham quan, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng thì cần nghiên cứu, bổ sung thêm nhiều nội dung hấp dẫn khác tại các điểm du lịch đã trở nên quen thuộc đối với du khách; phát triển các dịch vụ phục vụ vui chơi, giải trí, đáp ứng nhu cầu mua sắm đồ lưu niệm của du khách.
- Quan tâm tới vấn đề xâu chuỗi, kết nối các điểm, các loại hình du lịch với nhau. Đặc biệt, tại các điểm du lịch chợ nổi tiếng đã đi vào tâm thức của nhân dân và du khách gần xa, cần đầu tư khôi phục, phát triển những nét văn hóa chợ truyền thống. Đối với các địa phương, làng quê có tiềm năng du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, cần xây dựng các mô hình gia đình làm điểm dừng chân cho du khách tham quan với đầy đủ các tiêu chí của loại hình.
Song song với đó, các ngành chức năng cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch để dần hình thành phong cách, thái độ, phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển các điểm du lịch để Lạng Sơn có thêm nhiều điểm du lịch hấp dẫn bên cạnh những điểm du lịch hiện có.