Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 92)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.4.1.3. Giao thông vận tải

Một trong những thuận lợi lớn để phát triển du lịch Lạng Sơn hiện nay đó là hệ thống giao thông vận tải.

Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng số chiều dài đạt 3189.5 km; 281 chiếc cầu với chiều dài 4738m, mật độ

đạt 0.39km/km2

và bình quân 4.56km/1000 dân. Lạng Sơn là điểm đầu tiên của hệ thống quốc lộ 1A xuyên Việt được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc nối với hệ thống đường bộ cao tốc đi Nam Ninh (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, Lạng Sơn còn nằm trong hệ thống đường sắt quốc gia, nối Lạng Sơn với Hà Nội và các tỉnh khác của Việt Nam. Quan trọng hơn, Lạng Sơn còn là đầu nối đường sắt giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước Đông Á, Nga. Kể từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã có kế hoạch cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt này, nhằm đạt được tốc độ chạy tàu trung bình từ 30 - 40km/h lên 80 - 100km/h.

Ngòai ra, cơ sở hạ tầng của hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt của Lạng Sơn cũng được đầu tư nâng cấp. Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, các tuyến đường bộ, đường sắt nối giữa hai nước được mở lại và nâng cấp mở rộng; hệ thống nhà ga, nhà làm việc thủ tục xuất - nhập cảnh được xây dựng mới,… Đó là tiền đề mở ra một không gian hành lang liên kết kinh tế và du lịch đầy triển vọng của cả nước nói chung, cũng như Lạng Sơn trở thành điểm đến du lịch "biên mậu" hấp dẫn nói riêng.

2.4.1.4. Chính sách ưu đãi của Nhà nước

Là địa phương giữ vị trí chiến lược trọng yếu ở khu vực biên giới phía Bắc, nên từ khi trải qua các thời kì gián đoạn bởi chiến tranh và sự thiếu ổn định về an ninh - quốc phòng, Lạng Sơn đã nhận được sự quan tâm toàn diện của Nhà nước. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó khu vực kinh tế cửa khẩu có vai trò là vùng kinh tế động lực góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương.

Đó là Quyết định số 740/TTg ngày 06/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch khu kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn thời kì đến năm 2010; Quyết định số 748/TTg ngày 11/09/1997 về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa

khẩu biên giới; Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 07/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lí khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn với diện tích xác định 394km2, bao gồm thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và một số xã của huện Cao Lộc, huyện Văn Lãng, Văn Quan và Chi Lăng,..

Sự chú trọng đầu tư quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thương mại - dịch vụ được xác định là ưu tiên mũi nhọn; cùng với sự hỗ trợ của Trung Ương về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư là điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng, các khu vực cửa khẩu và các xã biên giới. Qua đó, tạo được hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ; các khu đô thị và khu kinh tế cửa khẩu đã trở thành đầu mối giao lưu quan trọng trong phát triển kinh tế, thương mại và du lịch với Quảng Tây (Trung Quốc), tạo ra động lực thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, thu hút mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất - nhập khẩu trên địa bàn. Đây chính là một trong những lợi thế để một tỉnh ở miền núi biên giới như Lạng Sơn có thể thu hút khách du lịch, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn mang dấu ấn của một khu vực mậu dịch biên giới sầm uất.

2.4.2. Những khó khăn trong hoạt động du lịch

Bên cạnh những thuận lợi lớn có được để phát triển, thì hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn cũng gặp phải không ít những khó khăn, trong đó nổi bật lên một số khó khăn cơ bản:

Thứ nhất, đó là sự thiếu và yếu về hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 62 cơ sở phục vụ ăn uống tương ứng với sức chứa 3.100 chỗ ngồi; 118 cơ sở lưu trú với 1.681 phòng cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 8 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao; các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ du lịch phần lớn còn nằm trong tình trạng “dự án quy

hoạch”, những công viên giải trí, thể thao hiện tại còn chưa thể đáp ứng nhu cầu của người dân,.. So với con số hơn 1.2 triệu lượt khách du lịch đến Lạng Sơn trong 6 tháng đầu năm 2010 thì năng lực trên của hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch là chưa tương xứng. Theo thống kê, có đến 80% trên tổng số các cơ sở dịch vụ du lịch của tỉnh đều tập trung ở khu vực thành phố Lạng Sơn, tuy nhiên số cơ sở được xếp hạng còn ít. Đây là một trong những lí do làm bộc lộ nên hạn chế của du lịch Lạng Sơn nói chung và hoạt động du lịch "biên mậu" nói riêng, đó là khả năng kéo dài thời gian lưu lại của khách du lịch rất thấp, kéo theo khả năng thu hút hành vi tiêu dùng của du khách đối với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch ở Lạng Sơn bị hạn chế.

Thứ hai, đó là khó khăn về nguồn nhân lực phát triển du lịch nói chung và du lịch "biên mậu" nói riêng.

Năm 2000, trên toàn tỉnh Lạng Sơn mới có 524 lao động tham gia lĩnh vực du lịch; năm 2009, con số đó là 893 lao động. Ước tính năm 2010, du lịch Lạng Sơn cần tối thiểu 3.500 lao động để đáp ứng năng lực hoạt động, nhưng trên thực tế thì số lao động hiện tại tham gia vào công tác du lịch ở tỉnh vẫn chưa vượt qua con số 1000. Bên cạnh đó, do những tồn tại của lề lối làm việc bao cấp một thời và là một địa phương miền núi, nên ngành du lịch Lạng Sơn cũng phải tạm chấp nhận một đội ngũ nhân viên công tác với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ chưa tương xứng với nhu cầu phát triển.

Du lịch "biên mậu" là hoạt động du lịch cần có sự tham gia của một đội ngũ lao động trực tiếp hay gián tiếp, dưới nhiều hình thức hoạt động, trong đó có vai trò không nhỏ của bộ phận những người dân địa phương tham gia hoạt động giao tiếp với khách du lịch thông qua hoạt động mậu dịch biên giới. Một trong những khó khăn ở đây là làm sao để bộ phận người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch "biên mậu" này ý thức được vai trò của họ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch "biên mậu",

đó là câu hỏi lớn đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Lạng Sơn hiện nay.

Một khó khăn khác không thể thiếu, đó là sự phụ thuộc vào cơ chế chính sách đầu tư du lịch ở khu vực biên giới, quản lí hoạt động khách du lịch qua biên giới của Chính phủ Việt Nam và Trung của hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn.

Bên cạnh những điều chỉnh tích cực các thủ tục hành chính xuất - nhập cảnh tạo điều kiện để khách du lịch qua lại hai nước được dễ dàng, đôi khi có những điều chỉnh lại tác động đến hoạt động của khách du lịch ở khu vực biên giới, như việc hạn chế một số dịch vụ giải trí (sòng bài dành cho khách du lịch quốc tế) hoặc một số điểm tham quan,...

2.4.3. Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch 2.4.3.1. Kinh tế

Sản phẩm của ngành du lịch được tạo dựng dựa trên sự kết hợp những sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Tuy là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng sự phát triển của du lịch vẫn không tách rời với sự phát triển của nền kinh tế. Khi đi du lịch, du khách thường có nhu cầu về nhiều loại sản phẩm được cung cấp bởi những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Như vậy có thể dễ dàng thấy vai trò không nhỏ của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay một địa phương.

Là một tỉnh miền núi giáp biên, dân cư chủ yếu là đồng bào của nhiều dân tộc thiểu số, trong chiến tranh đã trở thành một trong những cái nôi của cách mạng và cũng đã gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc, nên về cơ bản nền kinh tế truyền thống của Lạng Sơn là nền kinh tế nông - lâm nghiệp. Sau chiến tranh, chính quyền Lạng Sơn đã từng bước khắc phục hậu quả bằng việc thiết lập lại một số cơ sở kinh tế như chế biến gỗ, sản xuất mía đường… Tuy nhiên, đến khi Chính sách mở

cửa biên giới trở lại được hai Nhà nước thông qua thì bộ mặt kinh tế của Lạng Sơn mới có sự thay đổi đáng kể. Nền kinh tế nông nông nghiệp (chiếm 39%) đã dần nhường chỗ đứng cho các ngành thương mại - dịch vụ (39%) và công nghiệp - xây dựng (22%).

Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế thương mại - dịch vụ đã thực sự mang lại bộ mặt mới cho nền kinh tế Lạng Sơn. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng trưởng bình quân trên 30%/năm, dự kiến năm 2010 đạt 1,45 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 413 triệu USD. Với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới, chính sách kinh tế cửa khẩu đã đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn.

Tiềm năng từ hoạt động mậu dịch biên giới đã định hướng cho sự hình thành và phát triển một loại hình mới của ngành kinh tế được coi là mũi nhọn của Lạng Sơn, đó là Du lịch "biên mậu". Du lịch ở Lạng Sơn không tách rời với thương mại, trở thành lĩnh vực kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh. Đáng chú ý là các ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,7%, trong đó chủ yếu là các dịch vụ phục vụ khách du lịch tới tham quan, mua sắm ở tỉnh.

Có thể khẳng định, việc khai thác và phát triển hoạt động du lịch "biên mậu" đã mang lại hiệu quả thiết thực, không những phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa của nhân dân địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế: thương mại, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa. Du lịch "biên mậu" đã tạo điều kiện mở rộng thu hút nhiều thương nhân, du khách trong và ngoài nước quan tâm đến thị trường, tìm hiểu xúc tiến đầu tư, tham quan, du lịch, nhất là vào những ngày cuối tuần, hàng nghìn người mua bán nhộn nhịp. Hàng hóa về Lạng Sơn không chỉ như một điểm trung chuyển phục vụ xuất - nhập khẩu, hay là những trung tâm đầu mối chỉ bán cho các nhà buôn, thương nhân lớn nữa; mà

do nhu cầu của khách du lịch mà đã xuất hiện nhiều hơn các hình thức tiêu thụ hàng hóa, như: hình thành nên các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại phục vụ khách du lịch; hàng hóa không chỉ được bán buôn, bán sỉ mà còn được bán lẻ phù hợp với nhu cầu của người mua (chủ yếu là khách du lịch). Du lịch "biên mậu" đã trở thành “thương hiệu” của du lịch ở Lạng Sơn và sự tiêu thụ hàng hóa qua hoạt động của khách du lịch đã kích thích không nhỏ sự phát triển của hoạt động thương mại của tỉnh.

Bảng 2.7: Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Lạng Sơn

Năm Doanh thu (tỷ đồng)

2000 55 2001 73 2002 97 2003 162.5 2004 228 2005 220 2006 280 2007 358 2008 440 2009 560 Quý I, II năm 2010 645

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn

Theo số liệu của Bộ Công thương, sức tiêu thụ hàng hóa của ngành du lịch chỉ chiếm tỷ trọng 1% trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Với những thuận lợi của hệ thống các cửa khẩu, việc xây dựng loại hình du lịch mậu dịch biên giới là hoàn toàn phù hợp với những điều kiện của Lạng Sơn. Cùng với hệ thống các chợ ngày càng được mở rộng, các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm hàng hóa thương mại và cơ hội đầu

tư của hai nước giáp biên sẽ là điều kiện để Lạng Sơn tận dụng hiệu quả hơn nữa thế mạnh của vùng đất giáp biên.

Dự tính trong cả năm 2010, ngành du lịch của tỉnh sẽ đón được khoảng 1,9 triệu lượt khách với tổng doanh thu đạt 730 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2010, tỉnh đã đón trên 1,2 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, mua sắm (tăng 26,42% so với cùng kỳ năm 2009) với tổng doanh thu từ du lịch xã hội trên địa bàn đạt 645 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ năm 2009). Như vậy, có thể nhận thấy số lượng khách và doanh thu dự kiến của ngành du lịch Lạng Sơn từ giờ đến cuối năm có thể sẽ vượt xa hơn những số liệu dự kiến, bởi vào những dịp cuối năm, Lạng Sơn hứa hẹn là một trong những điểm đến được lựa chọn nhiều nhất do nhu cầu tham quan kết hợp với mua sắm hàng hóa của khách du lịch.

Với đặc điểm về tài nguyên du lịch, có thể thấy hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn không chịu tác động của tính mùa vụ như một số loại hình du lịch khác, hơn nữa mức độ kết hợp của du lịch "biên mậu" với các tài nguyên du lịch ở tỉnh cao, tạo nên sự phong phú về nội dung cho các chương trình du lịch. Du lịch "biên mậu" có thể kết hợp với các tài nguyên của du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghiên cứu,… tạo nên hiệu quả kinh tế tối ưu trong việc khai thác tài nguyên du lịch của Lạng Sơn.

Hiện nay, để hoàn thành mục tiêu đưa thương mại - du lịch trở thành mũi nhọn phát triển, tỉnh cũng tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Dự kiến đến năm 2015, năng lực đáp ứng nhu cầu lưu trú của tỉnh sẽ đạt khoảng 3.430 phòng, trong đó có khoảng 600 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao; đồng thời phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải taxi, xe bus phục vụ nhân dân và khách du lịch. Qua

đó có thể thấy thông qua hoạt động du lịch "biên mậu" mà nhiều hoạt động kinh tế - dịch vụ đã có điều kiện để phát triển ở vùng đất biên giới này.

Ngoài ra, hoạt động du lịch "biên mậu" cũng tác động đến chính sách quản lí phát triển kinh tế của Lạng Sơn. Để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả giữa du lịch "biên mậu" với thương mại, chính quyền tỉnh khuyến khích phát triển hình thức chợ biên giới có cả người nơi khác đến trao đổi mua bán ở chợ biên giới. Công tác quản lí mậu dịch biên giới cũng được tăng cường. Bên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)