6. Đóng góp mới của đề tài
3.2.3. Quy hoạch các điểm du lịch, tuyến du lịch“biên mậu”
Du lịch "biên mậu" được xem là “đặc trưng” của du lịch Lạng Sơn, song Lạng Sơn còn có những điều kiện để đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch bởi sự đa dạng về tài nguyên du lịch. Trước thực tế hoạt động trong thời gian qua, thấy rằng để có thể đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng về du lịch, thì công tác quy hoạch các điểm du lịch, tuyến du lịch là hoạt động cần thiết đối với việc phát triển du lịch nói chung, đặc biệt đối với việc mở rộng hoạt động du lịch "biên mậu" hiện nay ở Lạng Sơn.
Việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch và tuyến du lịch cần được thực hiện trên cơ sở đầu tư tôn tạo các khu du lịch nói chung. Để xác định các tuyến du lịch thì phải xác định các điểm tài nguyên du lịch, từ đó phân định
Quy hoạch điểm du lịch
Với tiềm năng du lịch của Lạng Sơn có thể chia thành hai nhóm điểm du lịch lớn:
- Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế: Đặc trưng của nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên và có khả năng thu hút khách cao, với các điểm du lịch như:
+ Thành phố Lạng Sơn và phụ cận: với những di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi tiếng, các chợ và trung tâm thương mại sầm uất; thị trấn biên giới Đồng Đăng sầm uất cách thành phố Lạng Sơn 14 km với hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị.
Một số loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu có thể được xây dựng và khai thác ở địa bàn này như: Du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch công vụ thương mại, du lịch quá cảnh.
+ Núi Mẫu Sơn, một trong những địa danh nổi tiếng của các tỉnh phía Bắc Việt nam, là nơi tụ cư của một số dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, H’mông,…
Nơi đây có đủ điều kiện để tổ chức các loại hình: du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch văn hóa.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên: có diện tích 8.293 ha, là nơi sinh sống của nhiều loài thú và nhiều cây dược liệu quý hiếm. Hơn thế nữa, đây là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ và có nhiều kiểu địa hình: vào mùa mưa, nước chảy từ trên cao xuống tạo nên những dòng thác, phía dưới là thung lũng tương đối bằng phẳng có nhiều loại cây to, đan xen những dòng thác đó tạo thành những cảnh đẹp kì vĩ.
Hiện nay địa danh này chưa có nhiều du khách biết đến, nhưng trong tương lai sẽ hứa hẹn đây là một điểm du lịch hấp dẫn, bởi nơi đây có thể tổ
chức một số loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch tham quan nghiên cứu.
- Nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Đặc trưng của nhóm là sự tập trung của nhiều di tích lịch sử, di tích khảo cổ; đồng thời lại không nằm trên vị trí giao thông thuận lợi, nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch còn hạn chế.
- Một số các điểm du lịch thuộc nhóm này gồm: Ải Chi Lăng, Đèo Bông Lau, Bắc Sơn,… phù hợp cho việc khai thác, xây dựng loại hình du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch văn hóa.
Quy hoạch tuyến du lịch
Việc xác định các tuyến du lịch phải dựa trên những điểm du lịch, một số tiêu chuẩn về tiềm năng du lịch và các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Các tuyến du lịch ở Lạng Sơn được xác định bao gồm:
- Các tuyến du lịch nội tỉnh.
+ Tuyến nội thị thành phố Lạng Sơn: Khu di tích Nhị - Tam Thanh - thành nhà Mạc - Chùa Tiên - Đền Kỳ Cùng - Thắng cảnh sông Kỳ Cùng - chợ Kỳ Lừa - chợ Đông Kinh.
+ Tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng - cửa khẩu Hữu Nghị - cửa khẩu Tân Thanh.
+ Tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Mẫu Sơn.
+ Tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Đèo Bông Lau và phụ cận. + Tuyến du lịch Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn.
+ Tuyến du lịch Chi Lăng - Hữu Liên.
- Các tuyến du lịch ngoại tỉnh và phụ cận.
+ Tuyến du lịch Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội và sâu nội địa. + Tuyến du lịch Lạng Sơn - Trà Cổ - Hạ Long - Cát Bà - Hải Phòng.
+ Tuyến du lịch Lạng Sơn - Cao Bằng - Bắc Cạn - Thái Nguyên. + Tuyến du lịch Lạng Sơn và các cửa khẩu biên giới Trung Quốc.
Trong công tác quy hoạch các tuyến du lịch, bên cạnh xác định các điểm du lịch, tiềm năng du lịch, hệ thống hạ tầng cơ sở thì việc xác định hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò không thể thiếu. Một hạn chế lớn trong phát triển du lịch nói chung và du lịch "biên mậu" nói riêng ở Lạng Sơn hiện nay, là khả năng lưu khách du lịch ở lại dài ngày với Lạng Sơn rất thấp. Nguyên nhân chính ở đây xuất phát từ sự thiếu và yếu của hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống và các công trình phục vụ vui chơi giải trí du lịch.
Nhìn chung, so với những địa phương khác trong cả nước thì Lạng sơn là địa phương có hệ thống cơ sở lưu trú tương đối đầy đủ, đa dạng phù hợp theo nhu cầu của nhiều đối tượng khách. Song đi sâu vào lĩnh vực này thì còn có nhiều mặt hạn chế, bởi trong hệ thống cơ sở lưu trú của Lạng Sơn hiện nay, số cơ sở lưu trú được xếp hạng còn rất thấp. Gắn với việc đầu tư các cơ sở lưu trú, cần phải tính đến việc đầu tư các nhà hàng ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch. Với hệ thống và chất lượng nhà hàng ăn uống như hiện nay là còn thấp với nhu cầu của hoạt động du lịch, vì vậy cần có những ưu tiên phù hợp để hướng các liên doanh trong và ngoài nước vào lĩnh vực nhà hàng tại Lạng Sơn. Do đó cần phải quan tâm chú trọng đầu tư xây dựng về lĩnh vực này, đặc biệt là ở các điểm du lịch: khu vực cửa khẩu Tân Thanh, thị trấn Đồng Đăng, thành phố Lạng Sơn và khu du lịch Mẫu Sơn.
Đối với việc phát triển các công trình vui trơi giải trí, trong những năm qua các cấp các ngành chức năng của Lạng Sơn đã có quan tâm nhất định với việc phát triển các công trình vui chơi giải trí, nhưng thực tế việc triển khai xây dựng còn chậm. Hiện nay trên địa bàn số điểm vui chơi giải trí còn hạn chế, các hình thức vui chơi giải trí còn nghèo nàn kém hấp dẫn.
Do thực trạng trên nên hiện việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí ở Lạng Sơn nói chung và ở những khu vực thành phố Lạng Sơn nói riêng là một yêu cầu cần thiết, góp phần vào chiến lược đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn du lịch trong những năm tới. Nội dung đầu tư phát triển các điểm vui chơi giải trí ở Lạng Sơn gồm: Đầu tư khu vực hồ Phai Loạn thành một công viên vui chơi giải trí lớn, đầu tư nâng cấp mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo, hiện đại đối với các điểm vui chơi giải trí đã có hiện nay. Ngoài ra, để mở rộng hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn, cần chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch thể thao, du lịch hội chợ triển lãm. Thiết lập quy hoạch những cơ sở dịch vụ này càng có ý nghĩa đối với các trung tâm du lịch và thương mại vùng biên như Lạng Sơn để vừa có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của lĩnh vực dịch vụ du lịch, đồng thời góp phần nâng chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Lạng Sơn đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
3.2.4. Cải tiến, xây dựng chương trình du lịch “biên mậu”
Trước tiên, đó là thực hiện việc củng cố và tạo thêm sức hút đối với những chương trình du lịch đã được đưa vào khai thác. Đó là các chương trình du lịch "biên mậu" truyền thống được khai thác ở các điểm du lịch tập trung ở cụm du lịch khu vực trung tâm thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu Tân Thanh; chương trình du lịch quá cảnh vào sâu lãnh thổ của địa phương tiếp giáp trong giới hạn được quy định cho khách du lịch ở khu vực các cửa khẩu Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh; các chương trình du lịch văn hóa tâm linh; hay hoạt động tham quan nghỉ dưỡng tại một số khu du lịch sinh thái,…
Để đảm bảo chất lượng của các chương trình du lịch, bên cạnh việc thiết lập hợp lí lộ trình tham quan, tổ chức tốt hoạt động phục vụ khách, thì
việc thực hiện tốt hoạt động thuyết minh đóng vai trò quan trọng để tạo ấn tượng với khách du lịch. Công tác đầu tư, xây dựng, chuẩn bị các bài thuyết minh, phương pháp thuyết minh, hướng dẫn trong các chương trình du lịch cần được chú trọng hơn nữa. Xác định đối tượng khách đến Lạng Sơn phần lớn tham gia hoạt động du lịch "biên mậu", nên nội dung thuyết minh của hướng dẫn viên luôn phải được đảm bảo truyền tải đầy đủ, chứa đựng những thông tin cần thiết mà du khách quan tâm xoay quanh lộ trình tham quan. Hướng dẫn viên cần nắm bắt tốt tâm lí của các đối tượng khách du lịch tham gia hoạt động du lịch "biên mậu", đồng thời sử dụng phương pháp hướng dẫn tham quan phù hợp để tạo được sự hấp dẫn và hiệu quả trong các chương trình du lịch.
Bên cạnh đó, để khắc phục những hạn chế trong hoạt động thu hút khách du lịch đến với du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn, cần phải xây dựng và đa dạng hóa các chương trình du lịch mới, có sự gắn kết với các loại hình du lịch với một số tuyến, điểm du lịch của Lạng Sơn và một số địa phương khác. Một số chương trình du lịch như:
- Chương trình du lịch: Trung tâm thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu Tân Thanh (1 ngày)
+ Tham quan di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng: Nhị Thanh, Tam Thanh, nàng Tô Thị, thành nhà Mạc.
+ Tham quan trung tâm thành phố Lạng Sơn: hồ Phai Loạn, chợ Đông Kinh, chợ Kỳ Lừa
+ Tham quan, mua sắm ở chợ Đồng Đăng, trung tâm mua sắm khu vực cửa khẩu Tân Thanh
- Chương trình du lịch: Hà Nội - Lạng Sơn - Hà Nội (1 ngày)
+ Tham quan di tích lịch sử, văn hóa Đền Bắc Lệ hoặc Đền Mẫu Đồng Đăng.
+ Tham quan, mua sắm tại cửa khẩu Tân Thanh + Tham quan, mua sắm tại chợ Đông Kinh
- Chương trình du lịch: Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị - Bằng Tường - thành phố Lạng Sơn (2 ngày 1 đêm)
+ Tham quan và quá cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị
+ Tham quan, mua sắm tại thị trấn Bằng Tường (Trung Quốc)
+ Nhập cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị, tham quan Đền Mẫu Đồng Đăng + Tham quan, mua sắm tại chợ đêm Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh
+ Tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng: Nhị Thanh, Tam Thanh, nàng Tô Thị, thành nhà Mạc.
- Chương trình du lịch:Tthành phố Lạng Sơn - cửa khẩu Tân Thanh - Mẫu Sơn - thành phố Lạng Sơn (2 ngày 1 đêm)
+ Tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng: Nhị Thanh, Tam Thanh, nàng Tô Thị, thành nhà Mạc.
+ Tham quan, mua sắm tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh + Tham quan, mua sắm tại chợ đêm Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh + Tham quan khu du lịch Mẫu Sơn
- Chương trình du lịch: Lạng Sơn - Hữu Nghị quan - Nam Ninh - Lạng Sơn (2 ngày 1 đêm)
+ Tham quan và quá cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị + Tham quan thị trấn Bằng Tường (Trung Quốc) + Tham quan, mua sắm tại thành phố Nam Ninh + Nhập cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị quan.
- Chương trình du lịch: Lạng Sơn - Trà Cổ - Hạ Long - Cát Bà - Hải Phòng - Lạng Sơn (4 ngày 3 đêm)
+ Tham quan di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng: Nhị Thanh, Tam Thanh, nàng Tô Thị, thành nhà Mạc ở thành phố Lạng Sơn
+ Tham quan, nghỉ dưỡng tại bãi biển Trà Cổ
+ Tham quan, mua sắm tại thành phố Móng Cái, cầu Bắc Luân.
+ Tham quan thành phố Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
+ Tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch Đảo Cát Bà + Tham quan thành phố Hải Phòng
3.2.5. Về sản phẩm và xây dựng sản phẩm du lịch“biên mậu”
Sản phẩm du lịch là một trong những vấn đề quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. Tiềm năng du lịch của Lạng Sơn được đánh giá là phong phú, nhưng thông qua các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn đã cho thấy có sự thiếu đầu tư, bảo vệ, phục hồi và phát huy các sản phẩm du lịch. Để khắc phục tình trạng trên, cơ quan quản lí hoạt động du lịch của tỉnh Lạng Sơn cần có những biện pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm du lịch, như:
Thứ nhất, tiến hành kiểm tra đánh giá một cách chuẩn xác về hiện trạng các sản phẩm du lịch đang được đưa vào khai thác và những tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch có tính khả thi cao để tạo nên những sản phẩm du lịch có chất lượng và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm du lịch của những địa phương khác.
Thứ hai, tiến hành phân loại hệ thống các cơ sở lưu trú trên địa bàn theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; ban hành những quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh, chất lượng phục vụ và dịch vụ trong cả hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống. Trên cơ sở những quy định đã thống nhất, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng phục vụ kinh doanh của các cơ sở không bị xuống cấp; bên cạnh đó cũng khuyến khích các cơ sở kinh doanh cung cấp những sản phẩm dịch vụ đa dạng và hấp dẫn hơn.
Thứ ba, khuyến khích đầu tư xây dựng ở mỗi điểm vui chơi giải trí, tạo ra những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và cả hình thức vui chơi giải trí. Để tạo nên một bức tranh đa dạng của những sản phẩm độc đáo, có tính hấp dẫn hơn, cần có sự hợp tác chỉ đạo chung giữa các doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài thời gian lưu lại của khách du lịch trên địa bàn Lạng Sơn.
Thứ tư, phải tiến hành quy hoạch các điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình biểu diễn độc đáo, đặc sắc mang tính dân tộc cao. Đây là một trong những hình thức để tạo nên tính hấp dẫn và thu hút khách du lịch, bởi mục đích của phần lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng là để tìm hiểu đời sống văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. Thời gian qua, những sản phẩm này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nên còn mang tính đơn điệu và chất lượng còn thấp. Các chương trình biểu diễn không chỉ giới hạn trong việc giới thiệu các đặc điểm văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Đông Bắc, mà còn mở rộng giới thiệu văn hóa dân tộc ở Bắc Bộ,