6. Đóng góp mới của đề tài
3.2.7. Về nguồn nhân lực du lịch“biên mậu”
Đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng, trong thời gin qua do sự chưa có chiến lược phát triển lâu dài, cũng như do những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời nên đã phải tạm chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển của ngành du lịch hiện nay, đặc biệt khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, khi hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn diễn ra sôi động, thì yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch trên mọi lĩnh vực và về mọi mặt đã trở thành vấn đề cấp thiết. Do đó, công tác xây dựng những chương trình đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ hoạt động du lịch nói chung và du lịch
"biên mậu" nói riêng ở Lạng Sơn cần có những định hướng như:
Đối với đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành du lịch và các đơn vị kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh (nhất là ở các địa bàn có hoạt động du lịch "biên mậu" diễn ra sôi động) cần được tiến hành điều tra và phân loại trình độ nghiệp vụ. Sau khi thu được kết quả điều tra, sẽ lập và tiến hành triển khai kế hoạch đào tạo cụ thể với các cấp độ trình độ chuyên môn của ngành, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.
Để phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành Du lịch tỉnh cần khuyến khích việc đào tạo chính quy về du lịch để đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao về nghiệp vụ du lịch; đồng thời có có kế hoạch cử cán bộ trẻ đi học tập kinh nghiệm phát triển du lịch ở những đất nước có ngành du lịch phát triển, qua đó tăng cường hợp tác và trao đồi nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là nguồn nhân lực nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của ngành du lịch Lạng Sơn nói chung và với du lịch
"biên mậu" ở tỉnh nói riêng.
Đối với tất cả các đối tượng tham gia hoạt động du lịch nói chung và du lịch "biên mậu" nói riêng (cán bộ nhân viên, lao động trong ngành du lịch,
người dân tham gia vào hoạt động du lịch "biên mậu"), ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn cần tiến hành xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống đào tạo ở các cấp học trên địa bàn tỉnh và tổ chức mở các lớp đào tạo ngắn hạn theo định kì nhằm nâng cao hiểu biết du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho người dân Lạng Sơn, về mối quan hệ Việt - Trung. Hoạt động này sẽ phần nào tác động đến nhận thức, hành vi của những cư dân bản địa tham gia hoạt động du lịch "biên mậu" dưới các góc độ, để họ thấy được du lịch "biên mậu" không chỉ là hoạt động mua bán, mà là hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Qua đó, mọi người dân nơi đây đều có thái độ trân trọng đối với hoạt động du lịch
"biên mậu", có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương và tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa - xã hội và du lịch lành mạnh, thân thiện; cũng như củng cố tăng cường an ninh - quốc phòng nơi vùng biên.