Về tổ chức và quản lí du lịch“biên mậu”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 114)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.2.1. Về tổ chức và quản lí du lịch“biên mậu”

Thứ nhất, cần xác định rõ vai trò của Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với các hoạt động bảo vệ, khai thác các tiềm năng phát triển chung của Lạng Sơn, nhất là đối với hoạt động du lịch "biên mậu". Như vậy, xác định công tác quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động du lịch "biên mậu" là nhiệm vụ của các cấp, ngành, các đơn vị và đoàn thể trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn, nhất là những khu vực có điều kiện phát triển du lịch "biên mậu", như: Thành phố Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc.

Thông qua các chủ trương, đường lối chỉ đạo, Nhà nước thể hiện sự tăng cường mạnh mẽ việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với hoạt động khai thác các tiềm năng, nhằm tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đồng thời, hoạt động du lịch cũng phải có những phương thức phù hợp tác động tích cực trở lại vào công tác bảo tồn, nâng cao giá trị và vai trò của các đối tượng đó, nhằm đạt hiệu quả phát triển lâu dài, bền vững.

Thứ hai, du lịch "biên mậu" được xác định là “đặc trưng” của du lịch Lạng Sơn, và cũng là một trong những mũi nhọn được ưu tiên phát triển. Vì vậy, các cơ quan quản lí Nhà nước ở Lạng Sơn cần mở rộng hoạt động và

khuyến khích đầu tư khai thác nhằm đưa các điều kiện phát triển du lịch "biên mậu" của địa phương thành hiệu quả phát triển.

Để thực hiện công tác này, thông qua các nguồn kinh phí phục vụ cho đầu tư phát triển, các chiến lược quy hoạch và văn bản hướng dẫn cụ thể, Nhà nước sẽ chỉ đạo hoạt động khai thác đối với các đơn vị nhận trách nhiệm thực hiện. Đồng thời, không ngừng khuyến khích đầu tư dưới nhiều hình thức như: vốn, lĩnh vực đầu tư,… để nâng cao hiệu quả việc khai thác các tài nguyên, mở rộng các loại hình du lịch hỗ trợ phát triển với du lịch, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh tế của toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ, nghiêm túc giữa ngành du lịch Lạng Sơn với các ngành thương mại - dịch vụ, chính quyền các địa phương, các khổi cơ quan quản lí hoạt động du lịch trong tỉnh để cùng xây dựng một quy chế phối hợp và kế hoạch hợp tác chung, nhằm tạo điều kiện cho quá trình đảm bảo thuận lợi và mở rộng hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn.

Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước quản lí về du lịch cần có sự quản lí chặt chẽ hơn đối với tổ chức và hoạt động của nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, như tình trạng quản lí lỏng lẻo hoạt động của khách du lịch xuất - nhập cảnh, để khách tự ý tách đoàn hay bỏ trốn ở lại Việt Nam tìm cách đi nước thứ ba hoặc đưa khách du lịch vào làm lao động thuê (sai với mục đích nhập cảnh); tình trạng thuê hướng dẫn viên hoặc mượn hướng dẫn viên của những công ty khác, chất lượng hướng dẫn viên không đồng đều, hướng dẫn viên nắm bắt không đầy đủ những quy định về an ninh du lịch,… Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch "biên mậu" trong những năm tới, ngoài việc đẩy mạnh công tác phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn cần sớm xây dựng Quy chế hoạt động với Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trong lĩnh vực

quản lí Nhà nước về du lịch. Đối với những công ty lữ hành được phép đưa đón khách du lịch tại cửa khẩu, thường xuyên thông báo và phản ánh kịp thời với Bộ đội Biên phòng về tình hình kinh doanh đưa đón khách của đơn vị mình.

Lạng Sơn là địa phương vùng biên có hoạt động trao đổi kinh tế diễn ra sầm uất, là địa bàn có nhiều đối tượng qua lại. Chính vì vậy, để hoạt động khai thác các tiềm năng của vùng biên giới phục vụ phát triển và mở rộng du lịch "biên mậu" được diễn ra an toàn, Nhà nước cần thực hiện sự phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền địa phương trên toàn tỉnh để tạo điều kiện, đặc biệt là với các cơ quan văn hóa, an ninh - quốc phòng để đảm bảo trật tự xã hội, môi trường văn hóa vùng biên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)