Công tác xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 112)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.1.2.3. Công tác xúc tiến du lịch

Công tác xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Những năm qua ngành luôn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như: hội chợ, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động xúc tiến khác nhằm quảng bá cho khách du lịch, nhà đầu tư về tiềm năng du lịch Lạng Sơn. Trong năm 2010, ngành du lịch Lạng Sơn đã tổ chức được những hoạt động xúc tiến du lịch quan trọng như: Hội nghị xúc tiến du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Lạng

Sơn điểm hẹn và cầu nối hội nhập", Liên hoan Du lịch Mẫu Sơn năm 2010 tại khu du lịch Mẫu Sơn.

Xác định du lịch biên giới là một thế mạnh của du lịch Lạng Sơn, do đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh đã thường xuyên trao đổi để hợp tác với Cục Du lịch Quảng Tây - Trung Quốc ký các biên bản thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa hai bên để tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp lữ hành của hai bên hợp tác trao đổi khách với nhau, phối hợp về xúc tiến quảng bá để khai thác nguồn khách mở rộng thị trường, mặt khác trao đổi và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng như phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

3.1.2.4. Công tác quy hoạch và các dự án đầu tư

Hiện nay Lạng Sơn đang triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Lập dự án điều chỉnh Quy hoạch khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng mở rộng quy mô lớn hơn; Một số quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn đã phê duyệt, được triển khai, quản lý và thực hiện theo các quy định hiện hành như: Phát triển khu nghỉ mát Mẫu Sơn, xây dựng khách sạn Tô Thị - Lạng Sơn, dự án khu du lịch Đèo Giang - Văn Vỉ, Khu du lịch Thành Nhà Mạc, Dự án khu du lịch Chóp Chài.

3.1.2.5. Về hoạt động dịch vụ du lịch

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được các doanh nghiệp đầu tư mới và thường xuyên cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị với số vốn hàng trăm tỷ đồng, nâng số cơ sở lưu trú của năm 2000 là 22 cơ sở đến thời điểm hiện nay lên 118 cơ sở, với hơn 3000 giường; số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch là 62 cơ sở. Tuy nhiên, kết quả trên chưa thật ấn tượng bởi điều đó phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ lưu trú, ăn uống của khách du lịch ở Lạng Sơn là chưa đủ. Bên cạnh đó các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí dành

cho du lịch còn chưa đạt tiêu chuẩn nên hạn chế khả năng lưu khách dài ngày của du lịch Lạng Sơn.

Hoạt động kinh doanh lữ hành có sự chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có 15 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế. Các đơn vị đã chủ động khai thác nguồn khách và thị trường du lịch, nhất là thị trường Trung Quốc, với nhiều loại hình du lịch, nhiều tour, tuyến khác nhau như: du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch gắn với khảo sát thị trường tạo cơ hội kinh doanh, hội thảo khoa học, mua sắm ....

3.2. Một số giải pháp cụ thể

3.2.1. Về tổ chức và quản lí du lịch “biên mậu”

Thứ nhất, cần xác định rõ vai trò của Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với các hoạt động bảo vệ, khai thác các tiềm năng phát triển chung của Lạng Sơn, nhất là đối với hoạt động du lịch "biên mậu". Như vậy, xác định công tác quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động du lịch "biên mậu" là nhiệm vụ của các cấp, ngành, các đơn vị và đoàn thể trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn, nhất là những khu vực có điều kiện phát triển du lịch "biên mậu", như: Thành phố Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc.

Thông qua các chủ trương, đường lối chỉ đạo, Nhà nước thể hiện sự tăng cường mạnh mẽ việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với hoạt động khai thác các tiềm năng, nhằm tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đồng thời, hoạt động du lịch cũng phải có những phương thức phù hợp tác động tích cực trở lại vào công tác bảo tồn, nâng cao giá trị và vai trò của các đối tượng đó, nhằm đạt hiệu quả phát triển lâu dài, bền vững.

Thứ hai, du lịch "biên mậu" được xác định là “đặc trưng” của du lịch Lạng Sơn, và cũng là một trong những mũi nhọn được ưu tiên phát triển. Vì vậy, các cơ quan quản lí Nhà nước ở Lạng Sơn cần mở rộng hoạt động và

khuyến khích đầu tư khai thác nhằm đưa các điều kiện phát triển du lịch "biên mậu" của địa phương thành hiệu quả phát triển.

Để thực hiện công tác này, thông qua các nguồn kinh phí phục vụ cho đầu tư phát triển, các chiến lược quy hoạch và văn bản hướng dẫn cụ thể, Nhà nước sẽ chỉ đạo hoạt động khai thác đối với các đơn vị nhận trách nhiệm thực hiện. Đồng thời, không ngừng khuyến khích đầu tư dưới nhiều hình thức như: vốn, lĩnh vực đầu tư,… để nâng cao hiệu quả việc khai thác các tài nguyên, mở rộng các loại hình du lịch hỗ trợ phát triển với du lịch, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh tế của toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ, nghiêm túc giữa ngành du lịch Lạng Sơn với các ngành thương mại - dịch vụ, chính quyền các địa phương, các khổi cơ quan quản lí hoạt động du lịch trong tỉnh để cùng xây dựng một quy chế phối hợp và kế hoạch hợp tác chung, nhằm tạo điều kiện cho quá trình đảm bảo thuận lợi và mở rộng hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn.

Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước quản lí về du lịch cần có sự quản lí chặt chẽ hơn đối với tổ chức và hoạt động của nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, như tình trạng quản lí lỏng lẻo hoạt động của khách du lịch xuất - nhập cảnh, để khách tự ý tách đoàn hay bỏ trốn ở lại Việt Nam tìm cách đi nước thứ ba hoặc đưa khách du lịch vào làm lao động thuê (sai với mục đích nhập cảnh); tình trạng thuê hướng dẫn viên hoặc mượn hướng dẫn viên của những công ty khác, chất lượng hướng dẫn viên không đồng đều, hướng dẫn viên nắm bắt không đầy đủ những quy định về an ninh du lịch,… Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch "biên mậu" trong những năm tới, ngoài việc đẩy mạnh công tác phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn cần sớm xây dựng Quy chế hoạt động với Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trong lĩnh vực

quản lí Nhà nước về du lịch. Đối với những công ty lữ hành được phép đưa đón khách du lịch tại cửa khẩu, thường xuyên thông báo và phản ánh kịp thời với Bộ đội Biên phòng về tình hình kinh doanh đưa đón khách của đơn vị mình.

Lạng Sơn là địa phương vùng biên có hoạt động trao đổi kinh tế diễn ra sầm uất, là địa bàn có nhiều đối tượng qua lại. Chính vì vậy, để hoạt động khai thác các tiềm năng của vùng biên giới phục vụ phát triển và mở rộng du lịch "biên mậu" được diễn ra an toàn, Nhà nước cần thực hiện sự phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền địa phương trên toàn tỉnh để tạo điều kiện, đặc biệt là với các cơ quan văn hóa, an ninh - quốc phòng để đảm bảo trật tự xã hội, môi trường văn hóa vùng biên.

3.2.2. Phát triển du lịch "biên mậu" trong sự hợp tác với các địa phương khác phương khác

Lạng Sơn nằm ở vị trí địa đầu của vùng biên giới Đông Bắc, là cửa ngõ quan trọng trong việc giao lưu mọi mặt trên đường bộ của nước ta với khu vực Đông Bắc Á. Hoạt động du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam được biết đến chủ yếu qua hệ thống các cửa khẩu quốc tế ở khu vực Đông Bắc, trong đó Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà Lạng Sơn có điều kiện phát triển khá thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác trong vùng. Tuy nhiên, du lịch là hoạt động mang ý nghĩa sâu rộng, do vậy để đạt hiệu quả phát triển đồng đều, hoạt động du lịch nói chung và du lịch

"biên mậu" ở Lạng Sơn nói riêng cần phải đặt mình trong sự hợp tác với các địa phương ở trong vùng biên giới Đông Bắc, với một số hướng như:

- Thiết lập các cơ sở, phương tiện vận chuyển khách du lịch qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn với các địa phương trong vùng.

- Xây dựng các tuyến du lịch mang tính liên kết giữa các địa phương vùng biên giới, vừa là thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời tạo điều kiện tương hỗ với hoạt động du lịch giữa các địa phương.

- Cùng kết hợp thực hiện hoạt động phát huy hiệu quả và bảo vệ các tài nguyên, thế mạnh du lịch của vùng, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong khu vực biên giới.

- Ngành du lịch Lạng Sơn cùng với ngành du lịch của các địa phương phối hợp với chính quyền, nhân dân đảm bảo gìn giữ môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, trật tự an ninh - quốc phòng vững chắc, để tạo điều kiện cho đời sống của người dân ở Lạng Sơn nói riêng và dân cư trong vùng biên giới phía Bắc, cũng như mọi lĩnh vực phát triển hiệu quả.

- Cải tạo và nâng cấp tuyến đường quốc lộ 4A (nối Lạng Sơn - Cao Bằng), quốc lộ 4B (nối Quảng Ninh - Lạng Sơn), quốc lộ 279 (là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh biên giới phía Bắc với nhau); mở thêm các tuyến đường nối các địa phương và điểm du lịch trong vùng biên giới để thúc đẩy hoạt động du lịch biên giới cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong sự hỗ trợ, hợp tác.

3.2.3. Quy hoạch các điểm du lịch, tuyến du lịch “biên mậu”

Du lịch "biên mậu" được xem là “đặc trưng” của du lịch Lạng Sơn, song Lạng Sơn còn có những điều kiện để đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch bởi sự đa dạng về tài nguyên du lịch. Trước thực tế hoạt động trong thời gian qua, thấy rằng để có thể đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng về du lịch, thì công tác quy hoạch các điểm du lịch, tuyến du lịch là hoạt động cần thiết đối với việc phát triển du lịch nói chung, đặc biệt đối với việc mở rộng hoạt động du lịch "biên mậu" hiện nay ở Lạng Sơn.

Việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch và tuyến du lịch cần được thực hiện trên cơ sở đầu tư tôn tạo các khu du lịch nói chung. Để xác định các tuyến du lịch thì phải xác định các điểm tài nguyên du lịch, từ đó phân định

Quy hoạch điểm du lịch

Với tiềm năng du lịch của Lạng Sơn có thể chia thành hai nhóm điểm du lịch lớn:

- Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế: Đặc trưng của nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên và có khả năng thu hút khách cao, với các điểm du lịch như:

+ Thành phố Lạng Sơn và phụ cận: với những di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi tiếng, các chợ và trung tâm thương mại sầm uất; thị trấn biên giới Đồng Đăng sầm uất cách thành phố Lạng Sơn 14 km với hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị.

Một số loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu có thể được xây dựng và khai thác ở địa bàn này như: Du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch công vụ thương mại, du lịch quá cảnh.

+ Núi Mẫu Sơn, một trong những địa danh nổi tiếng của các tỉnh phía Bắc Việt nam, là nơi tụ cư của một số dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, H’mông,…

Nơi đây có đủ điều kiện để tổ chức các loại hình: du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch văn hóa.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên: có diện tích 8.293 ha, là nơi sinh sống của nhiều loài thú và nhiều cây dược liệu quý hiếm. Hơn thế nữa, đây là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ và có nhiều kiểu địa hình: vào mùa mưa, nước chảy từ trên cao xuống tạo nên những dòng thác, phía dưới là thung lũng tương đối bằng phẳng có nhiều loại cây to, đan xen những dòng thác đó tạo thành những cảnh đẹp kì vĩ.

Hiện nay địa danh này chưa có nhiều du khách biết đến, nhưng trong tương lai sẽ hứa hẹn đây là một điểm du lịch hấp dẫn, bởi nơi đây có thể tổ

chức một số loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch tham quan nghiên cứu.

- Nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Đặc trưng của nhóm là sự tập trung của nhiều di tích lịch sử, di tích khảo cổ; đồng thời lại không nằm trên vị trí giao thông thuận lợi, nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch còn hạn chế.

- Một số các điểm du lịch thuộc nhóm này gồm: Ải Chi Lăng, Đèo Bông Lau, Bắc Sơn,… phù hợp cho việc khai thác, xây dựng loại hình du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch văn hóa.

Quy hoạch tuyến du lịch

Việc xác định các tuyến du lịch phải dựa trên những điểm du lịch, một số tiêu chuẩn về tiềm năng du lịch và các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Các tuyến du lịch ở Lạng Sơn được xác định bao gồm:

- Các tuyến du lịch nội tỉnh.

+ Tuyến nội thị thành phố Lạng Sơn: Khu di tích Nhị - Tam Thanh - thành nhà Mạc - Chùa Tiên - Đền Kỳ Cùng - Thắng cảnh sông Kỳ Cùng - chợ Kỳ Lừa - chợ Đông Kinh.

+ Tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng - cửa khẩu Hữu Nghị - cửa khẩu Tân Thanh.

+ Tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Mẫu Sơn.

+ Tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Đèo Bông Lau và phụ cận. + Tuyến du lịch Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn.

+ Tuyến du lịch Chi Lăng - Hữu Liên.

- Các tuyến du lịch ngoại tỉnh và phụ cận.

+ Tuyến du lịch Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội và sâu nội địa. + Tuyến du lịch Lạng Sơn - Trà Cổ - Hạ Long - Cát Bà - Hải Phòng.

+ Tuyến du lịch Lạng Sơn - Cao Bằng - Bắc Cạn - Thái Nguyên. + Tuyến du lịch Lạng Sơn và các cửa khẩu biên giới Trung Quốc.

Trong công tác quy hoạch các tuyến du lịch, bên cạnh xác định các điểm du lịch, tiềm năng du lịch, hệ thống hạ tầng cơ sở thì việc xác định hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò không thể thiếu. Một hạn chế lớn trong phát triển du lịch nói chung và du lịch "biên mậu" nói riêng ở Lạng Sơn hiện nay, là khả năng lưu khách du lịch ở lại dài ngày với Lạng Sơn rất thấp. Nguyên nhân chính ở đây xuất phát từ sự thiếu và yếu của hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống và các công trình phục vụ vui chơi giải trí du lịch.

Nhìn chung, so với những địa phương khác trong cả nước thì Lạng sơn là địa phương có hệ thống cơ sở lưu trú tương đối đầy đủ, đa dạng phù hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)