Mục tiêu phấn đấu của ngành du lịch Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 110)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.1.1.2. Mục tiêu phấn đấu của ngành du lịch Lạng Sơn

Trong 10 năm trở lại đây số lượng khách du lịch đến Lạng Sơn tăng trưởng trung bình năm đạt 29,25% lượng khách đến với tỉnh chủ yếu với mục đích mua sắm, tâm linh và lễ hội. Theo đánh giá chung, là tỉnh có vị trí du lịch quan trọng và hệ thống tài nguyên du lịch nổi trội thì lượng khách trên chưa tương xứng với tiềm năng tỉnh Lạng Sơn. Chính vậy, Tỉnh đã xây dựng một chiến lược phát triển du lịch dài hơi để khai thác hiệu quả những tiềm năng của du lịch Lạng Sơn.

Tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XIV vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn

giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến 2030. Mục tiêu cụ thể của quy hoạch là: phấn đấu đến năm 2015 sẽ đón 2.710 000 lượt khách, năm 2020 đón 3.725 000 lượt. Thu nhập du lịch đến năm 2015 đạt khoảng 67,9 triệu USD, đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 38,5 triệu USD; và năm 2020 đạt 132,6 triệu USD, GDP du lịch đạt 75,5 triệu USD (chiếm 6,85% GDP toàn tỉnh). Trong quy hoạch tổng thể này, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng sẽ được phát triển một cách đồng bộ. Đến năm 2015 Lạng Sơn sẽ nâng cấp và xây mới các khách sạn nhằm đảm bảo có khoảng 3.430 buồng, trong đó có 600 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao.

Dựa vào “Chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự thảo đến năm 2030;

“Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020”, trong đó khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là động lực phát triển; tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của tỉnh… Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đánh giá, những mục tiêu đề ra trong quy hoạch là hoàn toàn có cơ sở.

Phát triển du lịch Lạng Sơn tương xứng với tiềm năng thế mạnh trên địa bàn để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội để du lịch Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Đông Bắc tổ quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)