6. Đóng góp mới của đề tài
2.4.1. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch
2.4.1.1. Vị trí địa lí
Với 253 km đường biên giới trên bộ tiếp giáp với một trong những trung tâm kinh tế và du lịch sầm uất của miền Nam Trung Quốc, vị trí ấy mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Lạng Sơn.
Trong hoạt động kinh tế, thương mại trao đổi hàng hóa với nước ngoài đã mở ra định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lạng Sơn. Với những ưu đãi từ chính sách kinh tế cửa khẩu được Chính phủ quan tâm, hoạt động thương mại, nhất là mậu dịch tiểu ngạch ở Lạng Sơn càng trở nên sầm uất. Từ đó, hoạt động du lịch "biên mậu" được hình thành dựa trên lợi thế phát triển của khu vực kinh tế cửa khẩu, khu vực giáp biên. Khách du lịch đến
với Lạng Sơn không phải như một hoạt động mua bán kinh tế đơn thuần, mà để được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và trao đổi ở một khu vực biên giới sầm uất, mang đậm dấu ấn đời sống văn hóa của các cư dân sinh sống nơi đây.
Tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là một trong những trung tâm du lịch lớn, nổi tiếng với các điểm và khu du lịch như: Quế Lâm, Nam Ninh, Bắc Hải,… Với vị trí của một đầu mối giao thông kết nối đường bộ và đường sắt với nước bạn, Lạng Sơn được ví như chiếc cầu nối để khách du lịch hai nước qua lại, tìm hiểu tiềm năng du lịch và văn hóa của mỗi nước.
Vị trí địa lí của địa phương giáp biên, đồng thời chỉ nằm cách thủ đô Hà Nội 154 km về phía Bắc, thuận lợi về giao thông nên Lạng Sơn trở thành điểm đến lí tưởng, phù hợp về điều kiện thời gian và không gian cho những du khách mong muốn được đặt chân lên những cột mốc địa đầu của Tổ quốc. Bên cạnh đó, khu vực biên giới thường là nơi mang yếu tố nhạy cảm về an ninh - quốc phòng, nhưng có sự hấp dẫn cao về các thắng cảnh, về đời sống văn hóa của các cư dân nên luôn luôn trở thành điểm du lịch mà khách du lịch mong được đến.
2.4.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch ở Lạng Sơn tuy không đa dạng về loại hình, nhưng lại có sự đặc sắc, mang ý nghĩa cao với phát triển du lịch, phù hợp để triển khai và xây dựng nhiều loại hình, sản phẩm du lịch.
Đó là các thắng cảnh như: sông Kỳ Cùng, núi Mẫu Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, đèo Giang - Văn Vỉ,… Không chỉ là những nơi có cảnh đẹp nổi tiếng, mà những danh thắng tên còn được biết đến như những nơi có công trình di tích kiến trúc đẹp được xây dựng, có sự đặc sắc về văn hóa của cư dân các dân tộc thiểu số, nơi đã từng ghi dấu những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.
Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh cũng là một trong những thế mạnh của du lịch Lạng Sơn. Các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của Lạng Sơn được du khách thập phương xa gần biết tới như: Đền Mẫu Đồng Đăng, Đền Bắc Lệ, quần thể di tích danh thắng Nhị Thanh - Tam Thanh, Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, Chùa Tiên,… “Xuân thu nhị kì”, hàng năm đến dịp lễ hội là du khách thập phương lại đến với những di tích nổi tiếng linh thiêng của Lạng Sơn để thỏa nguyện nhu cầu tâm linh, để vãn cảnh tìm lại sự thảnh thơi yên bình.
Lạng Sơn còn được biết đến như một trong những cái nôi của sự xuất hiện loài người ở Việt Nam và Đông Nam Á. Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy chứng minh sự tồn tại của con người thời tiền sử ở Lạng Sơn đã được công nhận là Di tích cấp Quốc gia như: Di chỉ Mai Pha (thành phố Lạng Sơn), di chỉ hang động Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (huyện Bình Gia), di chỉ Bắc Sơn,.. đã trở thành những địa điểm phục vụ nghiên cứu khoa học và khách du lịch tới tham quan.
Tài nguyên du lịch ở Lạng Sơn khá phong phú về số lượng nhưng có tính đặc sắc cao, tuy nhiên sự khai thác tài nguyên du lịch Lạng Sơn hiện nay chưa đồng đều. Vì vậy, để phát huy tốt lợi thế về tài nguyên du lịch, làm tăng sức hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, các nhà đầu tư và kinh doanh du lịch cần quan tâm chú trọng hơn đến một số loại hình tài nguyên du lịch còn đang bị bỏ ngỏ tại Lạng Sơn.
2.4.1.3. Giao thông vận tải
Một trong những thuận lợi lớn để phát triển du lịch Lạng Sơn hiện nay đó là hệ thống giao thông vận tải.
Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng số chiều dài đạt 3189.5 km; 281 chiếc cầu với chiều dài 4738m, mật độ
đạt 0.39km/km2
và bình quân 4.56km/1000 dân. Lạng Sơn là điểm đầu tiên của hệ thống quốc lộ 1A xuyên Việt được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc nối với hệ thống đường bộ cao tốc đi Nam Ninh (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, Lạng Sơn còn nằm trong hệ thống đường sắt quốc gia, nối Lạng Sơn với Hà Nội và các tỉnh khác của Việt Nam. Quan trọng hơn, Lạng Sơn còn là đầu nối đường sắt giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước Đông Á, Nga. Kể từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã có kế hoạch cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt này, nhằm đạt được tốc độ chạy tàu trung bình từ 30 - 40km/h lên 80 - 100km/h.
Ngòai ra, cơ sở hạ tầng của hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt của Lạng Sơn cũng được đầu tư nâng cấp. Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, các tuyến đường bộ, đường sắt nối giữa hai nước được mở lại và nâng cấp mở rộng; hệ thống nhà ga, nhà làm việc thủ tục xuất - nhập cảnh được xây dựng mới,… Đó là tiền đề mở ra một không gian hành lang liên kết kinh tế và du lịch đầy triển vọng của cả nước nói chung, cũng như Lạng Sơn trở thành điểm đến du lịch "biên mậu" hấp dẫn nói riêng.
2.4.1.4. Chính sách ưu đãi của Nhà nước
Là địa phương giữ vị trí chiến lược trọng yếu ở khu vực biên giới phía Bắc, nên từ khi trải qua các thời kì gián đoạn bởi chiến tranh và sự thiếu ổn định về an ninh - quốc phòng, Lạng Sơn đã nhận được sự quan tâm toàn diện của Nhà nước. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó khu vực kinh tế cửa khẩu có vai trò là vùng kinh tế động lực góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương.
Đó là Quyết định số 740/TTg ngày 06/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch khu kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn thời kì đến năm 2010; Quyết định số 748/TTg ngày 11/09/1997 về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa
khẩu biên giới; Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 07/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lí khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn với diện tích xác định 394km2, bao gồm thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và một số xã của huện Cao Lộc, huyện Văn Lãng, Văn Quan và Chi Lăng,..
Sự chú trọng đầu tư quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thương mại - dịch vụ được xác định là ưu tiên mũi nhọn; cùng với sự hỗ trợ của Trung Ương về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư là điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng, các khu vực cửa khẩu và các xã biên giới. Qua đó, tạo được hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ; các khu đô thị và khu kinh tế cửa khẩu đã trở thành đầu mối giao lưu quan trọng trong phát triển kinh tế, thương mại và du lịch với Quảng Tây (Trung Quốc), tạo ra động lực thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, thu hút mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất - nhập khẩu trên địa bàn. Đây chính là một trong những lợi thế để một tỉnh ở miền núi biên giới như Lạng Sơn có thể thu hút khách du lịch, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn mang dấu ấn của một khu vực mậu dịch biên giới sầm uất.
2.4.2. Những khó khăn trong hoạt động du lịch
Bên cạnh những thuận lợi lớn có được để phát triển, thì hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn cũng gặp phải không ít những khó khăn, trong đó nổi bật lên một số khó khăn cơ bản:
Thứ nhất, đó là sự thiếu và yếu về hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 62 cơ sở phục vụ ăn uống tương ứng với sức chứa 3.100 chỗ ngồi; 118 cơ sở lưu trú với 1.681 phòng cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 8 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao; các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ du lịch phần lớn còn nằm trong tình trạng “dự án quy
hoạch”, những công viên giải trí, thể thao hiện tại còn chưa thể đáp ứng nhu cầu của người dân,.. So với con số hơn 1.2 triệu lượt khách du lịch đến Lạng Sơn trong 6 tháng đầu năm 2010 thì năng lực trên của hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch là chưa tương xứng. Theo thống kê, có đến 80% trên tổng số các cơ sở dịch vụ du lịch của tỉnh đều tập trung ở khu vực thành phố Lạng Sơn, tuy nhiên số cơ sở được xếp hạng còn ít. Đây là một trong những lí do làm bộc lộ nên hạn chế của du lịch Lạng Sơn nói chung và hoạt động du lịch "biên mậu" nói riêng, đó là khả năng kéo dài thời gian lưu lại của khách du lịch rất thấp, kéo theo khả năng thu hút hành vi tiêu dùng của du khách đối với nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch ở Lạng Sơn bị hạn chế.
Thứ hai, đó là khó khăn về nguồn nhân lực phát triển du lịch nói chung và du lịch "biên mậu" nói riêng.
Năm 2000, trên toàn tỉnh Lạng Sơn mới có 524 lao động tham gia lĩnh vực du lịch; năm 2009, con số đó là 893 lao động. Ước tính năm 2010, du lịch Lạng Sơn cần tối thiểu 3.500 lao động để đáp ứng năng lực hoạt động, nhưng trên thực tế thì số lao động hiện tại tham gia vào công tác du lịch ở tỉnh vẫn chưa vượt qua con số 1000. Bên cạnh đó, do những tồn tại của lề lối làm việc bao cấp một thời và là một địa phương miền núi, nên ngành du lịch Lạng Sơn cũng phải tạm chấp nhận một đội ngũ nhân viên công tác với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ chưa tương xứng với nhu cầu phát triển.
Du lịch "biên mậu" là hoạt động du lịch cần có sự tham gia của một đội ngũ lao động trực tiếp hay gián tiếp, dưới nhiều hình thức hoạt động, trong đó có vai trò không nhỏ của bộ phận những người dân địa phương tham gia hoạt động giao tiếp với khách du lịch thông qua hoạt động mậu dịch biên giới. Một trong những khó khăn ở đây là làm sao để bộ phận người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch "biên mậu" này ý thức được vai trò của họ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch "biên mậu",
đó là câu hỏi lớn đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Lạng Sơn hiện nay.
Một khó khăn khác không thể thiếu, đó là sự phụ thuộc vào cơ chế chính sách đầu tư du lịch ở khu vực biên giới, quản lí hoạt động khách du lịch qua biên giới của Chính phủ Việt Nam và Trung của hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn.
Bên cạnh những điều chỉnh tích cực các thủ tục hành chính xuất - nhập cảnh tạo điều kiện để khách du lịch qua lại hai nước được dễ dàng, đôi khi có những điều chỉnh lại tác động đến hoạt động của khách du lịch ở khu vực biên giới, như việc hạn chế một số dịch vụ giải trí (sòng bài dành cho khách du lịch quốc tế) hoặc một số điểm tham quan,...
2.4.3. Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch 2.4.3.1. Kinh tế
Sản phẩm của ngành du lịch được tạo dựng dựa trên sự kết hợp những sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Tuy là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng sự phát triển của du lịch vẫn không tách rời với sự phát triển của nền kinh tế. Khi đi du lịch, du khách thường có nhu cầu về nhiều loại sản phẩm được cung cấp bởi những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Như vậy có thể dễ dàng thấy vai trò không nhỏ của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay một địa phương.
Là một tỉnh miền núi giáp biên, dân cư chủ yếu là đồng bào của nhiều dân tộc thiểu số, trong chiến tranh đã trở thành một trong những cái nôi của cách mạng và cũng đã gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc, nên về cơ bản nền kinh tế truyền thống của Lạng Sơn là nền kinh tế nông - lâm nghiệp. Sau chiến tranh, chính quyền Lạng Sơn đã từng bước khắc phục hậu quả bằng việc thiết lập lại một số cơ sở kinh tế như chế biến gỗ, sản xuất mía đường… Tuy nhiên, đến khi Chính sách mở
cửa biên giới trở lại được hai Nhà nước thông qua thì bộ mặt kinh tế của Lạng Sơn mới có sự thay đổi đáng kể. Nền kinh tế nông nông nghiệp (chiếm 39%) đã dần nhường chỗ đứng cho các ngành thương mại - dịch vụ (39%) và công nghiệp - xây dựng (22%).
Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế thương mại - dịch vụ đã thực sự mang lại bộ mặt mới cho nền kinh tế Lạng Sơn. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng trưởng bình quân trên 30%/năm, dự kiến năm 2010 đạt 1,45 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 413 triệu USD. Với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới, chính sách kinh tế cửa khẩu đã đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn.
Tiềm năng từ hoạt động mậu dịch biên giới đã định hướng cho sự hình thành và phát triển một loại hình mới của ngành kinh tế được coi là mũi nhọn của Lạng Sơn, đó là Du lịch "biên mậu". Du lịch ở Lạng Sơn không tách rời với thương mại, trở thành lĩnh vực kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh. Đáng chú ý là các ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,7%, trong đó chủ yếu là các dịch vụ phục vụ khách du lịch tới tham quan, mua sắm ở tỉnh.
Có thể khẳng định, việc khai thác và phát triển hoạt động du lịch "biên mậu" đã mang lại hiệu quả thiết thực, không những phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa của nhân dân địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế: thương mại, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa. Du lịch "biên mậu" đã tạo điều kiện mở rộng thu