Phát triển du lịch "biên mậu" trong sự hợp tác với các địa phƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 116)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.2.2. Phát triển du lịch "biên mậu" trong sự hợp tác với các địa phƣơng

phương khác

Lạng Sơn nằm ở vị trí địa đầu của vùng biên giới Đông Bắc, là cửa ngõ quan trọng trong việc giao lưu mọi mặt trên đường bộ của nước ta với khu vực Đông Bắc Á. Hoạt động du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam được biết đến chủ yếu qua hệ thống các cửa khẩu quốc tế ở khu vực Đông Bắc, trong đó Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà Lạng Sơn có điều kiện phát triển khá thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác trong vùng. Tuy nhiên, du lịch là hoạt động mang ý nghĩa sâu rộng, do vậy để đạt hiệu quả phát triển đồng đều, hoạt động du lịch nói chung và du lịch

"biên mậu" ở Lạng Sơn nói riêng cần phải đặt mình trong sự hợp tác với các địa phương ở trong vùng biên giới Đông Bắc, với một số hướng như:

- Thiết lập các cơ sở, phương tiện vận chuyển khách du lịch qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn với các địa phương trong vùng.

- Xây dựng các tuyến du lịch mang tính liên kết giữa các địa phương vùng biên giới, vừa là thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời tạo điều kiện tương hỗ với hoạt động du lịch giữa các địa phương.

- Cùng kết hợp thực hiện hoạt động phát huy hiệu quả và bảo vệ các tài nguyên, thế mạnh du lịch của vùng, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong khu vực biên giới.

- Ngành du lịch Lạng Sơn cùng với ngành du lịch của các địa phương phối hợp với chính quyền, nhân dân đảm bảo gìn giữ môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, trật tự an ninh - quốc phòng vững chắc, để tạo điều kiện cho đời sống của người dân ở Lạng Sơn nói riêng và dân cư trong vùng biên giới phía Bắc, cũng như mọi lĩnh vực phát triển hiệu quả.

- Cải tạo và nâng cấp tuyến đường quốc lộ 4A (nối Lạng Sơn - Cao Bằng), quốc lộ 4B (nối Quảng Ninh - Lạng Sơn), quốc lộ 279 (là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh biên giới phía Bắc với nhau); mở thêm các tuyến đường nối các địa phương và điểm du lịch trong vùng biên giới để thúc đẩy hoạt động du lịch biên giới cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong sự hỗ trợ, hợp tác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)