Các hình thức hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 62)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.1.2. Các hình thức hoạt động

Với lợi thế tiếp giáp với một trung tâm kinh tế sầm uất ở phía nam Trung Quốc, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt đều thuận tiện: Quốc lộ 1A nối liền Hà Nội - thành phố Lạng Sơn dài 154km, Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng dài 170km. Ngoài ra còn quốc lộ 1B tới tỉnh Thái Nguyên 60km, quốc lộ 4B qua Tiên Yên tới Quảng Ninh dài 48km, quốc lộ 4A tới Cao Bằng 55km, quốc lộ 279 qua huyện Binh Gia tới Bắc Kạn 73km. Đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Trung Quốc chạy qua địa phận tỉnh khoảng trên 100km. Đây là lợi thế để loại hình du lịch "biên mậu" trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Lạng Sơn.

Những chương trình du lịch mậu dịch biên giới thuần túy đã được nhiều công ty lữ hành ở trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn khai thác phục vụ khách du lịch. Các chương trình được xây dựng với lộ trình chính là các điểm mua sắm như chợ, trung tâm thương mại ở Lạng Sơn hoặc quá cảnh sang địa phương giáp biên của Trung Quốc, với thời gian hành trình phổ biến là trong ngày hoặc 2 ngày/1 đêm, như:

Một số tuyến du lịch nội tỉnh

- Tuyến du lịch các cửa khẩu biên giới Trung Quốc: Thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng - Hữu Nghị - Tân Thanh.

- Tuyến du lịch các chợ và trung tâm thương mại: Chợ Kỳ Lừa - Chợ Đông Kinh - Chợ Đồng Đăng - Trung tâm mua sắm cửa khẩu Tân Thanh.

Một số tuyến ngoại vùng và quốc tế

- Tuyến 1: Hà Nội - thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng - Tân Thanh - Hà Nội.

- Tuyến 2: Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị - Bằng Tường - Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội.

2.1.2.2. Các chương trình du lịch "biên mậu" kết hợp

Lạng Sơn là không chỉ được biết đến như một “thiên đường mua sắm”

giới, mà còn được biết đến bởi hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, có thể đáp ứng được nhiều mục đích của khách du lịch trong một chuyến đi.

Các điểm du lịch ở Lạng Sơn cũng nằm ở vị trí khá thuận lợi về giao thông nên khách du lịch có thể di chuyển được dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và làm tăng thời gian dành cho mục đích du lịch của du khách. Sự hấp dẫn về tài nguyên du lịch cũng như sự phù hợp với nhiều điều kiện của du khách đã góp phần đưa Lạng Sơn trở thành điểm đến quen thuộc và thường xuyên đối với khách du lịch ở nhiều nơi. Vì vậy, ngoài các chương trình du lịch "biên mậu" thuần túy, khách du lịch vẫn có thể kết hợp giữa hoạt động du lịch "biên mậu" với các hoạt động du lịch khác ở Lạng Sơn, có thể kể đến như:

- Du lịch văn hóa tâm linh - Du lịch tham quan nghiên cứu - Du lịch công vụ thương mại - Du lịch quá cảnh

- Du lịch tham quan nghỉ dưỡng - Du lịch sinh thái

Hiện nay, một số chương trình du lịch kết hợp giữa một số loại hình du lịch với du lịch "biên mậu" đã được nhiều công ty lữ hành ở Lạng Sơn và ngoại tỉnh thiết kế xây dựng và đưa vào khai thác đạt hiệu quả.

- Tuyến 1: Nhị Tam Thanh - Thành Nhà Mạc - Chùa Tiên - Đền Kỳ Cùng - Chợ Kỳ Lừa - Chợ Đông Kinh.

- Tuyến 2: Hà Nội - Lạng Sơn - Tân Thanh - Tam Thanh - nàng Tô Thị - Thành nhà Mạc - Hà Nội

- Tuyến 3: Hà Nội - Đồng Đăng - Tân Thanh - Mẫu Sơn - Chợ Kỳ Lừa - Chợ Đông Kinh - Hà Nội

- Tuyến 4: Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị - Quảng Châu - Lạng Sơn - Hà Nội.

- Tuyến 5: Lạng Sơn - Hữu Nghị - Bằng Tường - Nam Ninh - Lạng Sơn

2.1.2.3. Một số hình thức hoạt động khác

Hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn có thể được tổ chức dưới hình thức các chương trình du lịch "biên mậu" thuần túy hoặc có sự kết hợp với một số mục đích khác, được tổ chức bởi các đơn vị kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ khách du lịch đến với du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn là các tập thể hay cá nhân tự tổ chức mà không qua đơn vị trung gian nào.

Có thể gọi hình thức tổ chức hoạt động của các đoàn, nhóm hay cá thể khách du lịch đó là hình thức hoạt động tự phát. Đối tượng khách này thường là các tập thể đến từ các cơ quan, xí nghiệp tự xây dựng nên lịch trình và tổ chức cho chuyến đi. Họ có thể không sử dụng hoặc chỉ sử dụng những dịch vụ nào được cho là cần thiết được cung cấp bởi công ty lữ hành, phổ biến nhất là dịch vụ vận chuyển. Các dịch vụ khác như lưu trú, ăn uống có thể được tổ chức phù hợp với thời gian của chuyến đi, tình hình thực tế và nhu cầu của mỗi đoàn khách.

Điểm đến ở Lạng Sơn của các đoàn khách tùy thuộc vào thời gian của chuyến đi. Những điểm tham quan thường được lựa chọn là một số di tích, thắng cảnh trong thành phố Lạng Sơn, khu du lịch Mẫu Sơn. Song, dù thời gian là dài ngày hay ngắn ngày thì lộ trình của khách du lịch không thể thiếu một số điểm tham quan dành cho hoạt động mậu dịch biên giới như: Chợ Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh, cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh. Tuy nhiên, tại khu vực cửa khẩu, khách du lịch chỉ có thể tham quan và mua sắm tại các trung tâm thương mại chứ không thể quá cảnh sang biên giới phía Trung Quốc nếu như

không làm các thủ tục quá cảnh. Thông thường, khi sử dụng dịch vụ của các đơn vị kinh doanh lữ hành, khách du lịch có thể được hỗ trợ giúp đỡ những thủ tục cần thiết khi xuất - nhập cảnh. Nhưng đối với các đoàn khách tự tổ chức các chuyến du lịch, nếu không có sự liên hệ để làm các thủ tục từ trước thì đoàn khách sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa quen với các thủ tục, hoặc sẽ phải dành nhiều thời gian để có thể hoàn chỉnh các thủ tục theo đúng quy định.

2.2. Các hoạt động du lịch "biên mậu" chủ yếu ở Lạng Sơn

2.2.1. Du lịch mậu dịch biên giới

Trong nhiều chương trình du lịch hiện nay, các công ty lữ hành thường bố trí cho khách du lịch đi tham quan một số điểm như trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, để khách xem, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Nhiều quốc gia thông qua hoạt động, thu hút khách du lịch quảng bá hình ảnh, văn hóa đất nước, đặc biệt giới thiệu thế mạnh, lợi thế của từng vùng về các sản phẩm, dịch vụ.

Là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại tiếp giáp với một trong những khu vực kinh tế năng động của nước bạn, nên hoạt động kinh tế mậu dịch biên giới tại Lạng Sơn có lợi thế để phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế, chính quyền Lạng Sơn xác định chú trọng phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ tại một số địa phương giáp biên của tỉnh.

Và trên thực tế, mối quan hệ giữa hoạt động thương mại và du lịch không chỉ còn nằm trên chủ trương hay những chiến lược. Trước thời kì nước ta chính thức mở cửa thông thương với Trung Quốc (năm 1989) và cho đến khi Lạng Sơn đón nhận Quyết đi ̣nh 748/QĐ -TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ về viê ̣c áp dụng mô ̣t số cơ chế , chính sách ưu đãi đối với khu vực cửa khẩu (năm 1997), Lạng Sơn được du khách biết đến bởi nhiều thắng cảnh nổi tiếng: quần thể danh thắng Nhị - Tam Thanh - nàng Tô Thị, khu khách du lịch Mẫu

Sơn, di tích lịch sử Chi Lăng,… Khách du lịch đến đây với mục đích tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng, hay thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, khách du lịch đến với Lạng Sơn không chỉ là với mục đích du lịch thuần túy, tham quan các danh lam thắng cảnh, mà còn có sự kết hợp với các hoạt động mua sắm hàng hóa tại điểm du lịch. Du lịch mậu dịch biên giới dần dần đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Lạng Sơn.

Hiện nay, nhu cầu mua sắm, chi tiêu tại các điểm du lịch của du khách được coi là lớn, nhất là đối với khu vực mậu dịch biên giới như Lạng Sơn. Nắm bắt được nhu cầu đó, hàng loạt các chợ, trung tâm thương mại ở Lạng Sơn đã được nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng mới với nhiều nguồn vốn khác nhau, không chỉ là thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại cho các đối tượng buôn bán hàng hóa, mà còn trở thành những điểm đến tham quan hấp dẫn, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Các chợ, trung tâm thương mại được xây dựng với qui mô bề thế hơn, với nhiều loại hàng hóa được bày bán, và các hình thức bán cũng đa dạng hơn chứ không chỉ là bán buôn, bán sỉ như trước nữa, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Có thể kể đến một số chợ và trung tâm thương mại đã trở thành điểm đến đối với khách du lịch ở Lạng Sơn như:

Chợ Kỳ Lừa

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa”

“Phố Kỳ Lừa ở phía Tây động Nhị Thanh buôn bán đông đúc” là một con phố cổ với quy mô nhỏ, đã có lịch sử hàng thế kỉ nay.

Chợ Kỳ Lừa nằm trên con phố cổ với tuổi đời hàng trăm năm đã trở thành một biểu tượng văn hóa, phồn thịnh và sung túc của người dân Xứ Lạng, là một trong những chợ chính của thành phố Lạng Sơn ngày nay. Không chỉ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa mà đây còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao với mỗi

tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch. Mỗi năm Lạng Sơn lại có Hội chợ Kỳ Lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc.

Trước đây, do kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh doanh ở trong chợ chủ yếu bán lẻ, hàng hóa sản xuất trong nước như vải, quần áo may sẵn, chăn màn, giầy dép, đồ dùng gia đình và sản phẩm nông - lâm thổ sản như: mật ong, hoa hồi, đào Mẫu Sơn, hồng Bảo Lâm… Sau sự kiện năm 1979, thị xã Lạng Sơn bị tàn phá nặng nề, nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa bị phá hủy, đặc biệt khu nhà chợ truyền thống Kỳ Lừa cũ không còn nữa. Đến năm 1996 do nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân ngày càng tăng lên, chợ truyền thống Kỳ Lừa được đầu tư xây dựng mới, với diện tích khoảng 2.700 m², gồm hai khu A và khu B, trong đó khu A có 180 điểm kinh doanh cố định, hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 1998, còn khu B được xây mới khang trang hiện đại, đưa vào hoạt động từ 2004 với thiết kế 156 điểm bán hàng.

Hiện nay, hình thức hoạt động kinh doanh trong chợ Kỳ Lừa chủ yếu bán lẻ, bán buôn hàng quần áo may sẵn chiếm khoảng 40%; đồ lưu niệm, đồ dùng gia đình, thuốc bắc, các loại hàng đồ điện tử công nghệ cao như: máy tính, điện thoại, ti vi… Hàng hóa chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc, với chất lượng mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu buôn bán, tham quan, mua sắm của các thương nhân và khách du lịch.

Chợ Kỳ Lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở rộng hoạt động cả ngày và đêm, trở thành một trung tâm thương mại nằm trong hành lang của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Khách đến chợ không chỉ mua sắm hàng hóa, mà còn có thể thưởng thức các món ăn nổi tiếng của Xứ Lạng: thịt lợn quay, vịt quay với hương vị lá móc mật; thịt khau nhục, bánh cống phù và đặc biệt là rượu Mẫu Sơn… Chợ đêm Kỳ Lừa vẫn giữ được dáng dấp của một

chợ truyền thống phát triển theo hướng hiện đại, đang trở thành nơi trung tâm thương mại - du lịch thu hút khách du lịch thập phương khi đến Lạng Sơn.

Chợ Đông Kinh

Chợ Đông Kinh là khu trung tâm thương mại lớn nhất thành phố Lạng Sơn, là một trong những khu chợ sầm uất cùng với chợ Kỳ Lừa, chợ Lạng Sơn. Chợ nằm ở vị trí trung tâm thành phố, luôn đầy ắp hàng hóa, khách gần xa tấp nập đến thăm quan, mua bán.

Chợ Đông Kinh mới được xây dựng trong thời gian gần đây, với tổng diện tích mặt bằng 12.410 m2, bao gồm hơn 200 kiốt bán hàng, đã chứng tỏ được vị trí quan trọng của một chợ đầu mối. Những hàng hóa được bày bán ở đây chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhưng vẫn hấp dẫn được người mua nhờ sự đa dạng về màu sắc và chủng loại. Vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, chợ thu hút được hàng nghìn lượt người tới tham quan và mua sắm. Hầu như tất cả khách du lịch đều xác định rằng họ không đến đây để tham quan chứ không mua sắm vì đều biết là chất lượng hàng hóa ở đây không tốt, nhưng vẻ sầm uất của khu chợ đã khiến họ chi tiêu khoản tiền không nhỏ. Những mặt hàng được bày bán phổ biến ở chợ Đông Kinh và cũng rất được khách du lịch ưa chuộng là đồ điện tử, điện thoại, quần áo, giày dép…

Một đặc điểm được khách du lịch nhận xét là “đặc trưng” ở chợ Đông Kinh đó là hầu như các mặt hàng đều được người bán nói thách rất cao (gấp 3, 4 thậm chí gấp 10 lần giá thật) dễ làm người hỏi giá phải bất ngờ, nhưng thái độ của những người bán hàng lại khá dễ chịu. Họ rất nhiệt tình, cởi mở với khách hàng, khách hàng có thể mặc cả để đạt được giá mua hợp lí, hoặc nếu khách không muốn mua hàng nữa thì chủ hàng cũng vui vẻ, không dành cho khách sự khó chịu như ở nhiều chợ khác.

Cửa khẩu Tân Thanh nằm cách thành phố Lạng Sơn 28km, tuy không nằm trong hệ thống cửa khẩu quốc gia nhưng Tân Thanh được biết như một điểm đến cuối tuần ưa thích, một "thiên đường" mua sắm tại miền Bắc với những trung tâm thương mại sầm uất thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về mỗi ngày.

Nổi bật nhất tại Tân Thanh chính là các khu mua sắm được xây cất khang trang, tạo nên vẻ sầm uất cho một góc vùng biên. Khu vực mua sắm tại Tân Thanh rộng hơn 10 ha với bốn trung tâm thương mại lớn là Hồng Kông, Thế giới phụ nữ, Việt - Trung và Tân Thanh, cùng với chợ Tân Thanh, 2 khách sạn, bưu điện, ngân hàng và 2 bãi để xe ôtô khá rộng. Cả khu vực mua sắm này có tới vài nghìn gian hàng của người Việt Nam và Trung Quốc nhưng rất khó tìm thấy một sản phẩm nào của nhà sản xuất Việt Nam bán tại đây. Hàng tại Tân Thanh vừa nhiều, vừa rẻ, nên rất hấp dẫn trong suy nghĩ của mọi người. Khách tới tham quan mua sắm hàng hóa tại đây không chỉ có khách du lịch mà còn là các tiểu thương ở hai bên đường biên giới qua lại mua bán.

Ngày nay Tân Thanh có nhiều người Trung Quốc từ bên kia biên giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)