Các hình thức tổ chức, quản lí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 47)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.1.1. Các hình thức tổ chức, quản lí

2.1.1.1. Các hình thức tổ chức, quản lí của Nhà nước

Là địa phương chiếm giữ vị trí chiến lược trong sự phát triển của khu vực biên giới Đông Bắc nói riêng và của cả nước nói chung, nên tỉnh Lạng Sơn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thể hiện qua những chính sách, đường lối chỉ đạo xây dựng phát triển mọi mặt của tỉnh. Hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn cũng không nằm ngoài sự quản lí của Nhà nước, và đó đã trở thành cơ sở cho công tác triển khai và phát triển các điều kiện cho hoạt động du lịch "biên mậu".

Đầu tiên, là chủ trương “mở cửa biên giới” của Ban Bí thư Trung Ương vào tháng 5 năm 1989, là thời điểm đánh dấu sự quan hệ trở lại của hai Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau thời kì căng thẳng kéo dài. Đây là quyết định quan trọng, mở ra sự hợp tác của hai nước, trong đó phổ biến nhất là nhu cầu đi lại qua biên giới của người dân hai địa phương giáp biên, là nền tảng để hoạt động du lịch

"biên mậu" có điều kiện phát triển.

Tiếp đó , ngày 11- 9- 1997, Quyết định 748/QĐ-TTg của Thủ t ướng Chỉnh phủ và Quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19- 4- 2001 về viê ̣c áp dụng mô ̣t số cơ chế , chính sách ưu đãi đối với khu vực cửa khẩu Đồng Đăng , Hữu Nghị, Tân Thanh và các xã Tân Thanh , Tân Mỹ, Bảo Lâm đã tạo đà để cho khu vực kinh tế cửa khẩu này có những chuyển biến tíc h cực trên tất cả các mă ̣t. Từ giai đoạn này trở đi, hệ thống hạ tầng cơ sở - cơ sở vật chất kĩ thuật không ngừng được đầu tư, xây dựng và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng để

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó du lịch - dịch vụ được xác định là một trong những mũi nhọn trọng tâm, giữ vai trò chủ đạo, tạo đà cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Trong cơ cấu đầu tư , tỉnh Lạng Sơn ưu tiên tập trung cho hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ trực tiếp cho thương mại , dịch vụ , du li ̣ch , đường giao thông ra cửa khẩu , điê ̣n, nước, các trung tâm thương mại , chợ, kho hàng , trường ho ̣c , bê ̣nh viê ̣n , trạm y tế . Từ năm 1998 đến năm 2002, riêng bằng nguồn vốn để la ̣i của Tru ng ương, tỉnh đã bố trí được 139 dự án với tổng mức đầu tư 1.139 tỷ đồng. Hệ thống đô thị và cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã thực sự trở thành các khu vực đối tro ̣ng quan tro ̣ng của cả nước với Quảng Tây (Trung Quốc) trong phát triển thương ma ̣i biên mâ ̣u và du li ̣ch .

Bảng 2.1: Ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển du lịch ở Lạng Sơn Năm Tiền vốn (tỷ đồng)

2005 1.232

2006 1.360

2007 1.972

2008 2.360

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn

Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Ủy Ban nhân dân, Sở Công thương và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch "biên mậu" được ổn định và kiện toàn, đáp ứng yêu cầu công việc; có phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh như: Chi cục Quản lí thị trường, Công an, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh. Về cụ thể, công tác quản lí Nhà nước về hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn đã và đang diễn ra như sau:

Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản lí, bảo vệ, khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động hơn. Quy hoạch phát triển du lịch cũng phát huy hiệu quả tích cực trong định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo đúng các mục tiêu đề ra. Đối với tỉnh Lạng Sơn, hiện nay đang trong quá trình định hướng phát triển du lịch gắn với mậu dịch biên giới thì việc quy hoạch và quản lí quy hoạch tại các khu, điểm du lịch có khả năng phát triển theo hướng này là một yêu cầu cần thiết và đúng đắn để đưa du lịch biên mậu là một trong những chương trình du lịch chính trong chương trình phát triển của tỉnh.

Về quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển du lịch, hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 50 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chương trình hành động của Ủy ban Nhân dân Tỉnh về tiếp tục phát triển du lịch giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như:

- Triển khai, quản lý quá trình thực hiện theo các quy định hiện hành đối với một số quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn đã được phê duyệt như: Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án tại các khu du lịch Nhị - Tam Thanh, thành Nhà Mạc, khu du lịch sinh thái hồ Nà Tâm, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố và các cửa khẩu; Triển khai thực hiện các đề án về quy hoạch tổng thể, quy hoạch các khu, các điểm du lịch và các ngành nghề truyền thống của tỉnh; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành xây dựng khu sân golf, khách sạn 5 sao…

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, các khu, điểm du lịch như: phát triển khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng mở rộng với nhiều nội dung phong phú và riêng biệt hướng tới thành khu lịch quốc gia.

- Đầu tư các khu, điểm du lịch gắn kết, đan xen để phát triển một số loại hình du lịch là thế mạnh của tỉnh như: du lịch tâm linh; du lịch sinh thái,

hang động; du lịch mua sắm; du lịch cửa khẩu và tham quan các danh lam thắng cảnh.

- Đặc biệt, cùng với các trung tâm thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã được đầu tư và trở thành điểm du lịch mua sắm hấp dẫn, Lạng Sơn còn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh - (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam). Mặt khác, Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và ban hành Quy chế hoạt động. Với các chính sách đầu tư mở rộng, cơ chế quản lý năng động sẽ mở ra cho du lịch Lạng Sơn thời cơ, vận hội mới để phát triển.

- Nghiên cứu quy hoạch tôn tạo các di tích, danh thắng, khôi phục những nét văn hóa đặc sắc như: hát then, sli, lượn, các món ăn mang phong vị ẩm thực truyền thống đặc trưng của vùng đất Xứ Lạng và có chất lượng để phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, so với thực tế phát triển của du lịch Lạng Sơn thì phương thức lập quy hoạch của các khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu; các chiến lược, định hướng đưa ra đúng nhưng quá tổng quát nên khi triển khai không thực hiện được, do đó trong quá trình lập quy hoạch và quản lí quy hoạch cần phải thực hiện gắn liền với thực tế của địa phương để trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo được sự đồng bộ trong quá trình phát triển.

Đẩy mạnh phát triển các chương trình du lịch, tuyến du lịch

Ngành du lịch Lạng Sơn chủ trương tiếp tục phát huy những chương trình du lịch truyền thống, trong đó đặc biệt là chú trọng phát huy thế mạnh về loại hình du lịch như: du lịch mua sắm tại các khu cửa khẩu và trung tâm thành phố Lạng Sơn; du lịch cửa khẩu biên giới và đi vào nội địa Trung Quốc; du lịch tâm linh, du lịch hang động và cảnh quan môi trường sinh thái. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết khảo sát và

xây dựng các chương trình du lịch, tuyến du lịch mới với các hình thức và phương tiện, cả về đường bộ, đường sắt và đường hàng không; trong đó tập trung vào những chương trình du lịch và tuyến du lịch là thế mạnh của tỉnh nhằm khai thác nguồn khách đầy tiềm năng từ các tỉnh, thành phố lớn của đất nước như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.

Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư

Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án đầu tư vào Lạng Sơn.

Các nhà đầu tư được hưởng các mức ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc đầu tư theo Luật đầu tư khuyến khích trong nước, đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, ổn định lâu dài và nhất quán những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể khi đầu tư tại các khu du lịch sẽ được ưu đãi: Giá thuê đất tính bằng 50% giá thuê đất hiện hành, miễn thuế tiền đất, tiền sử dụng đất trong 15 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong 15 năm tiếp theo (riêng các dự án đầu tư vào Khu du lịch Mẫu Sơn được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án); Được ngân sách tỉnh hỗ trợ lại 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và 50% trong 2 năm tiếp theo, tính từ khi hết thời hạn miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định số 20/2003/QĐ-UB ngày 28/ 7/ 2003. Về công tác hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng: Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư vào Khu du lịch Mẫu Sơn; các khu du lịch khác được hỗ trợ kinh phí đền bù, giải tỏa mặt bằng như quy định.

Để có nguồn vốn đầu tư, tỉnh chủ trương đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển du lịch.

Ngoài ra, với lợi thế về vị trí địa lí liền kề một thị trường tiềm năng du lịch rộng lớn là Trung Quốc, hướng khai thác của ngành du lịch Lạng Sơn là

tập trung khai thác thị trường du lịch Trung Quốc. Vì có nhiều thuận lợi như sự gần gũi về địa lí, văn hóa, phong tục tập quán… khai thác tốt nguồn khách du lịch từ quốc gia đông dân nhất thế giới này, du lịch Lạng Sơn sẽ có cơ hội vươn lên.

Bên cạnh đó, Tỉnh đã nghiên cứu, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách như: ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, các thủ tục quản lý xuất nhập cảnh và các thủ tục hành chính khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho du khách và nhà đầu tư đến với Lạng Sơn.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch

Là một trung tâm buôn bán thương mại và du lịch sôi động, sự giao lưu trong nước với quốc tế diễn ra ngày càng nhộn nhịp, Lạng Sơn đã trở thành điểm hẹn của du khách trong và ngoài nước.

Trong những năm vừa qua, công tác tuyên truyền quảng bá đã được quan tâm đúng mức. Hiện nay, nhằm phát triển du lịch Lạng Sơn, công tác này đã được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, thông qua các lễ hội, hội chợ du lịch, các cuộc hội thảo, họp báo,… đã tạo ra sự chuyển biến lớn về nhận thức, xác định đúng vai trò và vị trí của du lịch Lạng Sơn, đồng thời công tác này đã và đang được các cấp, ngành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.

Công tác xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Những năm qua ngành Du lịch Lạng Sơn luôn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như: hội chợ, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động xúc tiến khác. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu về tiềm năng, các điểm đến của Lạng Sơn với du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Gần đây nhất, tháng 01 năm 2010, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề

"Lạng Sơn điểm hẹn và cầu nối hội nhập"; nhân dịp kỉ niệm 50 ngày Du lịch Việt Nam (9/7/2010), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức thành công Liên hoan Du lịch Mẫu Sơn năm 2010 tại khu du lịch Mẫu Sơn.

Xác định du lịch biên mậu là một thế mạnh của du lịch Lạng Sơn, do đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh đã thường xuyên trao đổi để hợp tác với Cục Du lịch Quảng Tây - Trung Quốc ký các biên bản thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa hai bên để tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp lữ hành của hai bên hợp tác trao đổi khách với nhau, phối hợp về xúc tiến quảng bá để khai thác nguồn khách mở rộng thị trường, mặt khác trao đổi và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng như phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Ngày 13/3/2008, tại Bằng Tường (Trung Quốc), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn cùng các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội, Quảng Ninh, Cao Bằng đã kí Biên bản ghi nhớ hợp tác và quản lí du lịch biên giới với Cục Du lịch Quảng Tây - Trung Quốc.

Ngày 25/4/2008, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh: Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh, Cao Bằng kí kết bản thỏa thuận về tăng cường quản lí và phát triển hoạt động du lịch biên giới với Cục Du lịch Quảng Tây (Trung Quốc).

Ngày 21/3/2009, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn cùng với một số doanh nghiệp lữ hành của Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng sang làm việc với Cục Du lịch thành phố Sùng Tả và các doanh nghiệp của bạn để sớm thống nhất thực hiện phát triển du lịch với Quảng Tây (Trung Quốc), đưa đón khách du lịch Trung Quốc đường bộ bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị theo Qui chế 849 của Bộ Công an.

Với mục tiêu tổng quát là: Phát triển du lịch Lạng Sơn tương xứng với tiềm năng thế mạnh trên địa bàn để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội để Du lịch Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của vùng Đông Bắc tổ quốc. Tuy nhiên, tiềm năng và thể mạnh về du lịch và những lĩnh vực khác chưa được khai thác và phát huy tối đa ở Lạng Sơn. Vì thế, bên cạnh việc phát huy nội lực, Lạng Sơn mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các tỉnh bạn; thu hút nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để biến những tiềm năng thành hiện thực. Với những nhiệm vụ cơ bản nêu trên, cùng với sự nỗ lực các cấp các ngành, đặc biệt là bằng năng động sáng tạo của các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng du lịch Lạng Sơn sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch Biên Mậu ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)