6. Đóng góp mới của đề tài
2.1.1.2. Các hình thức tổ chức, quản lí của doanh nghiệp
Trong kinh doanh du lịch, để có thể đảm bảo cho công tác tổ chức hoạt động du lịch diễn ra, cần có sự tham gia của bốn nhóm đối tượng chính: khách du lịch, các đơn vị cung ứng du lịch, người dân và chính quyền sở tại nơi diễn ra hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch "biên mậu" là hoạt động của khách du lịch đi du lịch kết hợp với việc mua sắm tại các địa điểm được tổ chức ở khu vực biên giới bởi các đơn vị có trách nhiệm liên quan. Khác với địa điểm diễn ra nhiều hoạt động du lịch ở gần các trung tâm lớn, thì hoạt động du lịch "biên mậu" diễn ra ở địa bàn mang tính “nhạy cảm” cao, vì thế đòi hỏi sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị cung ứng du lịch, người dân và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự an toàn, thuận lợi của khách du lịch tại nơi diễn ra hoạt động du lịch.
Đối với các đơn vị cung ứng du lịch, chính là nơi cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch đến với khách du lịch như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tham quan giải trí,… Các sản phẩm có thể được cung cấp trực tiếp, hay thông qua các công ty lữ hành đến với đối tượng tiêu dùng ở đây là khách du lịch.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Theo thống kê năm 2010, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 15 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa.
Nhìn chung trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành hoạt động có hiệu quả và đem lại nguồn thu nhập và việc làm ổn định cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế hoạt động kinh doanh, bằng những kinh nghiệm của mình, với những lợi thế của địa phương, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập phát triển giữa các vùng, khu vực cũng như hội nhập quốc tế, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả chiếm lĩnh mở rộng được thị trường, mỗi đơn vị đều có chủ trương định hướng chiến lược để duy trì và phát triển không ngừng lớn mạnh.
Việc quản lí các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh được cơ quan quản lí nhà nước tại địa phương trực tiếp là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn quản lí chặt chẽ việc thực hiện đúng các cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong những năm vừa qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn thường xuyên triển khai cụ thể hệ thống các văn bản, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Du lịch đến các đơn vị kinh doanh lữ hành.
Nhìn chung, các đơn vị hoạt động có hiệu quả, đem lại thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương phát triển. Hoạt động kinh doanh lữ hành có sự chuyển biến tích cực, các đơn vị đã chủ động khai thác nguồn khách và thị trường du lịch, nhất là thị trường Trung
Quốc, với nhiều loại hình du lịch, nhiều chương trình du lịch, tuyến khác nhau như: du lịch biên mậ, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch gắn với khảo sát thị trường tạo cơ hội kinh doanh, hội thảo khoa học, ....
Bảng 2.2: Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Lạng Sơn
STT Tên doanh nghiệp Hình thức sở hữu
1 Công ty cổ phần Du lịch và XNK Lạng Sơn DN Nhà nước
2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn DN Nhà nước
3 Công ty CP Thương mại và Du lịch Châu Á DN Cổ phần
4 Công ty CP Du lịch và Xúc tiến thương mại DN Cổ phần
5 Công ty TNHH MTV Khách sạn du lịch Công đoàn DN TNHH
6 Công ty cổ phần Lương thực Lạng Sơn DN Nhà nước
7 Công ty cổ phần Thương mại Lạng Sơn DN Nhà nước
8 Công ty CP Du lịch & Dịch vụ Hải Phòng
(chi nhánh Lạng Sơn) DN Nhà nước
9 Công ty Khách sạn & Du lịch Thắng Lợi
(chi nhánh Lạng Sơn) DN Cổ phần
10 Công ty CP Du lịch Hạ Long
(chi nhánh Lạng Sơn) DN Nhà nước
11 Công ty TNHH MTV Du lịch & Dịch vụ Hữu nghị
Quảng Ninh (văn phòng đại diện tại Lạng Sơn) DN TNHH
12 Công ty Du lịch Kim Liên DN Nhà nước
13 Công ty Du lịch quốc tế V&T DN Tư nhân
14 Công ty Du lịch cựu chiến binh Việt Nam
(chi nhánh Lạng Sơn) DN Nhà nước
15 Công ty CP Du lịch quốc tế Tường Linh DN Tư nhân
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (về giá, chất lượng phục vụ), nguyên nhân
một phần là do các quy định về kinh doanh lữ hành hiện nay chưa chặt chẽ, nhiều điểm không sát thực tế.
Kinh doanh lữ hành ở Lạng Sơn còn chưa thực sự đạt hiệu quả nhiều mặt là do các đơn vị kinh doanh chủ yếu tranh thủ lợi thế của địa phương để khai thác loại hình du lịch biên giới, đó là loại hình đưa đón khách Trung Quốc vào Lạng Sơn tham quan du lịch và đưa đón khách Việt Nam đi Trung Quốc bằng giấy thông hành. Loại hình kinh doanh dịch vụ quốc tế theo đúng nghĩa (khách quốc tế xuất - nhập cảnh bằng bộ chiếu) thì vẫn chưa thu hút được du khách; nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế vẫn chỉ đơn thuần làm dịch vụ visa, giấy thông hành nên còn coi nhẹ việc đưa, đón và quản lí khách du lịch. Công tác bảo đảm an toàn chưa cao, còn để xảy ra tình trạng mất an ninh đối với khách du lịch. Một số công ty lữ hành khi làm công văn xin duyệt nhân sự còn để sai dót, chi chuyển danh sách đoàn khách xuất - nhập cảnh cho Bộ đội Biên phòng cửa khẩu chậm so với quy định về thủ tục. Trình độ của cán bộ điều hành, hướng dẫn viên du lịch ở một số công ty lữ hành chưa đồng đều do việc thuê mượn hướng dẫn viên; có hướng dẫn viên chỉ biết ngoại ngữ đủ để giao tiếp, thiếu nghiệp vụ chuyên ngành về hướng dẫn và quản lí khách du lịch, đặc biệt là thiếu những hiểu biết quy định về an ninh liên quan đến hoạt động du lịch. Ngoài ra, do việc đầu tư tôn tạo các danh lam thắng, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh còn chậm nên khả năng thu hút khách, giữ chân khách đến và lưu tại Lạng Sơn đạt thấp. Vì vậy kinh doanh lữ hành của Lạng Sơn bị ảnh hưởng, chưa tìm được bước đột phá để làm chủ thị trường trong cơ chế hiện nay.
Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống
Tính đến năm 2010, ở Lạng Sơn có 118 cơ sở kinh doanh lưu trú phục vụ du lịch. Các cơ sở được đầu tư xây dựng và đưa vào quản lí bởi nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Bảng 2.3: Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú ở Lạng Sơn năm 2010 STT Hình thức sở hữu Số lượng Tỷ lệ (%) 1 DN Nhà nước 16 13.6 2 DN Tư nhân 43 36.4 3 DN TNHH 14 11.9 4 Loại hình DN khác 45 38.1 Tổng 118 100
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn
Các cơ sở lưu trú ở Lạng Sơn nhìn chung có quy mô nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu ở thành phố Lạng Sơn (75,4%). Hiện nay, việc quản lí các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh thông qua việc phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Việc xếp hạng khách sạn và sắp xếp cơ sở lưu trú du lịch có chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu du lịch. Hiện mới có 18 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 3 sao; trong đó có 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 9 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao và 8 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao.
Bảng 2.4: Cơ sở lưu trú ở tỉnh Lạng Sơn Năm Cơ sở lưu trú Số phòng
2000 22 154
2010 118 1.681
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lạng Sơn
Qua bảng trên có thể thấy cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch cũng có sự phát triển đáng kể. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được các doanh nghiệp đầu tư mới và thường xuyên cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị với số vốn hàng trăm tỷ đồng, nâng số cơ sở lưu trú đến thời điểm hiện nay lên hàng trăm cơ sở. Năm 2000, toàn tỉnh mới có 22 cơ sở lưu trú với 154 phòng; năm
giường. Tuy nhiên, công suất sử dụng buồng chưa cao, mới chỉ đạt khoảng 40- 50%. Một trong những lí do chính là do đặc điểm của hoạt động của khách du lịch "biên mậu" tại Lạng Sơn thường không kéo dài: đối với du khách đi từ Hà Nội hoặc một số tỉnh phụ cận lên thì có thể đi tham quan mua sắm trong ngày; còn đối với các khách đến từ các tỉnh xa (khoảng trên 200km) thì thời gian lưu tại Lạng Sơn thường là 2 ngày 1 đêm. Khách du lịch thường đi vào những dịp cuối tuần, dịp đầu năm và cuối năm, nên hoạt động khai thác công suất sử dụng dịch vụ lưu trú nhìn chung không đồng đều.
Do đặc thù về loại hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu, trình độ của đội ngũ nhân viên chưa đồng đều, các cơ chế chính sách về phát triển cơ sở lưu trú du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, việc phối hợp giữa các ngành chức năng còn chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
Các dịch vụ trực tiếp phục vụ du lịch, đồng thời cũng chính là sản phẩm du lịch như lưu trú, vận chuyển khách du lịch, hàng lưu niệm, lữ hành những năm qua đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Lạng Sơn. Toàn tỉnh cũng mới chỉ có 62 cơ sở ăn uống, nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với năng lực phục vụ khoảng 3.100 chỗ ngồi.
Tuy nhiên sự phát triển của các dịch vụ này còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch cụ thể, gây chồng chéo đã ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch. Trong thời gian tới, du lịch Lạng Sơn sẽ tập trung đẩy nhanh công tác quy hoạch, lựa chọn một số dự án đầu tư trọng điểm về kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và một số sản phẩm, loại hình du lịch tiêu biểu.
Doanh nghiệp quản lí chợ, trung tâm thương mại
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn có 85 chợ, trong đó có 59 chợ được xây dựng ở địa bàn nông thôn, 26 chợ ở địa bàn thành thị. Các chợ
được phân cấp thành cấp hạng: chợ hạng 1 (02 chợ), chợ hạng 2 (14 chợ), chợ hạng 3 (65 chợ) và chợ tạm (04 chợ). Phần lớn các chợ hạng 1 và hạng 2 ở Lạng Sơn hiện nay đều do các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đóng góp đầu tư và quản lí hoạt động, trong đó có những chợ được khách du lịch biết đến rộng rãi. Năm 2009, số vốn đầu tư xây dựng chợ tại Lạng Sơn là 23.329 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh (98%); còn lại là số vốn từ ngân sách địa phương (chiếm khoảng 2%), nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác là không có.
Đối với các chợ và trung tâm thương mại lớn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch "biên mậu" tập trung ở thành phố Lạng Sơn, khu vực kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, hiện nay đều do các doanh nghiệp quản lí, trong đó có 03 doanh nghiệp là công ty cổ phần, 02 doanh nghiệp là công ty TNHH, 01 công ty liên doanh. Hàng hóa ở đây phần lớn là các mặt hàng được nhập từ Trung Quốc về theo nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu là nhập lậu nên có giá cả rẻ hơn so với những mặt hàng tương tự được bày bán ở các địa phương khác. Hàng hóa được bày bán chủ yếu là đồ gia dụng với rất nhiều các chủng loại như: đồ điện, điện tử, hàng may mặc, nông sản… Theo đánh giá của nhiều khách đi du lịch kết hợp với mua sắm thì phần lớn hàng hóa được sản xuất gia công, “nhái” lại sản phẩm của các thương hiệu lớn nên chất lượng không đảm bảo lâu dài, nhưng người sành đồ có thể gặp mua được những món đồ tốt, dùng được vài năm.
Tuy vậy, vì giá cả các sản phẩm nhìn chung là rẻ (sau khi đã mặc cả) nên đã làm dịu đi tâm lí của người mua. Các doanh nghiệp quản lí các chợ và trung tâm thương mại hiện nay là quản lí dưới hoạt động cho thuê mặt bằng, tổ chức các nghiệp đoàn, các đội bốc dỡ hàng hóa vào chợ và trung tâm thương mại, quản lí an ninh trật tự. Về công tác quản lí hàng hóa được bày
bán, chủ yếu dựa trên sự hợp tác với các đội quản lí thị trường, phòng cảnh sát kinh tế (Công an Tỉnh Lạng Sơn).
Bảng 2.5: Doanh nghiệp quản lí chợ, trung tâm thương mại phục vụ du lịch ở Lạng Sơn
STT Tên doanh nghiệp quản lí Tên chợ Hạng
chợ Địa điểm 1 Công ty CP Chợ Lạng Sơn Chợ Đông Kinh 1 Thành phố Lạng Sơn Chợ Kỳ Lừa 2 Chợ Chi Lăng 3 2 Công ty CP Bất động sản
Hà Nội Chợ Lạng Sơn 1 Thành phố Lạng Sơn
3 Công ty TNHH TM và
dịch vụ Trường Lộc Chợ Xứ Lạng 3 Thành phố Lạng Sơn
4 Công ty TNHH Thương mại
Thái Dương
Trung tâm thương mại - Việt Trung
2
Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng Trung tâm thương mại Quảng Châu 2 Chợ cửa khẩu Tân Thanh 2
5 Công ty CP Đầu tư và phát
triển thương mại Tam Thanh Chợ Hữu Nghị 2
Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng
6 Công ty Liên doanh phát triển
thương mại Lạng Sơn
Trung tâm thương mại Hồng Kông
2
Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng
Nguồn: Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn
Nhìn chung, hệ thống các chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và tại các cửa khẩu quốc tế được xây dựng hoàn chỉnh.
Bên cạnh mục đích phục vụ cho hoạt động kinh tế thương mại phát triển, những địa điểm này còn là cơ sở để hoạt động du lịch "biên mậu" Lạng Sơn thu hút được lượng khách du lịch có nhu cầu mua sắm, hay tham quan hoạt động kinh tế.
Doanh nghiệp quản lí các dịch vụ vui chơi giải trí
Các khu vui chơi, giải trí, dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch nói chung hiện nay ở Lạng Sơn còn hạn chế, thiếu loại hình dịch vụ cao cấp.
Những năm qua các cấp các ngành chức năng của Lạng Sơn đã có sự quan tâm nhất định với việc phát triển các công trình vui chơi giải trí, nhưng thực tế việc triển khai xây dựng còn chậm. Năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt xây dựng dự án “Câu lạc bộ vui chơi và giải trí quốc tế” tại cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng có số vốn đầu tư là 3triệu USD, là sự liên doanh của Công ty phát triển thương mại và du lịch Lạng Sơn với một doanh nghiệp của Hồng Kông. Mục tiêu của dự án này là xây dựng khách sạn 40 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao để kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống, karaoke, massage - vật lí trị liệu, trò chơi điện tử có thưởng (dành cho người nước ngoài). Tuy nhiên, đến nay dự án này đã tạm dừng hoạt động thực hiện xây dựng do phía đối tác Hồng Kông rút vốn.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay chưa có một khu du lịch nào hấp dẫn để sánh vai với các tỉnh trong khu vực, các danh lam thắng cảnh mới chỉ được bảo vệ trùng tu phần nào, chưa có sự tô điểm để tạo nên những cảnh đẹp thực sự hấp dẫn. Do thực trạng trên nên hiện việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí để phục vụ hoạt động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn là một yêu cầu cần thiết, góp phần vào chiến lược đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tạo ra sự hấp dẫn du lịch trong những