Đặc điểm nguồn khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 72)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.3.2.Đặc điểm nguồn khách du lịch

Bảng 2.13: Mục đích đi du lịch của khách du lịch nội địa đến Thái Bình

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số khách nội địa Lượt khách 230000 270000 310000 350000 405000 450000 Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng (%) 13 14 16 15 19 19 Du lịch kết hợp (%) 61 63 57 58 70 65 Thăm thân (%) 20 18 19 20 6 10 Mục đích khác (%) 6 5 8 7 5 6

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình Bảng 2.14: Mục đích đi du lịch của khách du lịch quốc tế đến Thái Bình

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số khách nội địa Lượt khách 7500 9800 13500 17000 21000 25000 Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng (%) 7 11 9 13 17 12 Du lịch kết hợp (%) 53 51 49 50 59 52 Thăm thân (%) 38 34 37 35 21 33 Mục đích khác (%) 2 4 5 2 3 3

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình

Qua số liệu thống kê cho thấy, số lượng khách du lịch đến Thái Bình vẫn chủ yếu khách du lịch kết hợp với các mục đích khác như công tác, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu… và khách đi với mục đích thăm thân. Khách du lịch với mục đích thuần túy còn rất hạn chế, chiếm một tỉ lệ nhỏ. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của các điểm du lịch nói chung và điểm du lịch văn hóa ở Thái Bình nói riêng còn hạn chế, chưa đủ sức lôi cuốn khách du lịch.

Khách đi du lịch với mục đích kết hợp luôn chiếm tỷ lệ cao: 62,3% với khách nội địa; 52,3% đối với khách quốc tế. Riêng năm 2009 khách du lịch nội địa đến Thái Bình với mục đích kết hợp và tham quan tăng lên là 70% và 19% là bởi năm 2009, Thái Bình đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Vì thế đã thu hút một lượng lớn khách du lịch công vụ và khách tham gia lễ hội.

Hiện nay, thị trường khách du lịch nội địa chủ yếu của Thái Bình là khách từ trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận, khách từ trung tâm du

lịch Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phần, đối tượng chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, tham các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, đi với mục đích công tác, làm ăn; học sinh, sinh viên đi dã ngoại, học tập ngoài trời. Ngày lưu trú của khách nội địa đến tỉnh thấp, trung bình 1,4 - 1,52 ngày, do sản phẩm du lịch chưa được đầu tư, kém hấp dẫn, đơn điệu, cơ sở lưu trú thiếu tiện nghi.

Khách quốc tế đến Thái Bình trong những năm qua nhìn chung vẫn còn quá ít. Số ngày lưu trú của khách ở khách sạn cũng rất thấp, trung bình 1,2 ngày. Điều này phụ thuộc vào tài nguyên du lịch một phần, nhưng chủ yếu là do cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của họ. Khách du lịch quốc tế đến Thái Bình với các mục đích:

- Khảo sát, thực hiện một số dự án đầu tư tại Thái Bình (thăm dò dầu khí, đầu tư công nghiệp…).

- Khách của các tổ chức phi Chính phủ làm từ thiện (Hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan, rừng ngập mặn Đan Mạch, Nhật Bản…).

- Khách du lịch là người gốc Thái Bình làm ăn sinh sống ở nước ngoài về thăm thân.

- Khách đi du lịch theo tour, tuy nhiên số lượng này rất hạn chế.

Ngay cả lượng khách nối tour tới Thái Bình cũng chưa nhiều, chủ yếu khách tới Nam Định theo quốc lộ 10, sang tham quan chùa Keo (Thái Bình); hoặc khách từ Hưng Yên đi theo quốc lộ 39 sang tham quan khu di tích và lăng mộ các vua Trần rồi trở về theo đường 39. Hầu như lượng khách này không có thời gian lưu trú và tham quan các điểm di tích khác trong tỉnh.

Chính bởi lượng khách du lịch hạn chế, số ngày lưu trú không nhiều nên doanh thu từ du lịch của Thái Bình còn khiêm tốn so với tổng thu nhập của cả tỉnh và so với doanh thu du lịch của cả nước.

Bảng 2.15: Doanh thu du lịch Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 (Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm Tổng doanh thu

2000 15,7

2001 17,2

2002 30,5

2003 36

2005 57,8 2006 69 2007 81,7 2008 92,5 2009 108 2010 125

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình Biểu đồ 2.3: Doanh thu du lịch Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010

Tổng doanh thu du lịch 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Tổng doanh thu du lịch

Qua những số liệu thống kê cho thấy, doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 có mức tăng trưởng tương đối đều đặn, trung bình 21,9%/năm. Với sự phát triển đó, ngành du lịch cũng đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách của tỉnh, phần nào cải thiện đời sống nhân dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên giá trị này còn thấp, tỷ trọng GDP du lịch so với GDP cả tỉnh và so với doanh thu du lịch cả nước chưa đáng kể. Năm 2008, 2009 chỉ chiếm lần lượt 0,8%, 0,9% doanh thu du lịch cả nước.

Lượng khách không lớn dẫn tới doanh thu du lịch không nhiều đang là một thực tế của du lịch Thái Bình nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Điều đó đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết của du lịch Thái Bình cho thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 72)