Xây dựng các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 105)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.5.1. Xây dựng các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của Thái Bình

Thái Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa, song về quy mô nhìn chung không lớn, lại nằm phân tán, không tập trung, giao thông tới các điểm du lịch chưa thuận tiện. Vì vậy, để tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch văn hóa, phòng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở VHTT&DL cần phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh tập trung nghiên cứu, xây dựng, đầu tư vào một số điểm du lịch mang tính khác biệt, nổi trội của Thái Bình để thu hút khách, làm cơ sở, điều kiện cho việc hình thành nên các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Qua khảo sát, nghiên cứu tình hình hoạt động du lịch văn hóa Thái Bình, tác giả luận văn đề xuất xây dựng 4 điểm du lịch văn hóa trọng điểm, cụ thể là:

- Điểm du lịch văn hóa Đền Trần Hưng Hà - Điềm du lịch văn hóa chùa Keo

- Điểm du lịch văn hóa làng rối nước Nguyên Xá và làng chèo Khuốc - Điểm du lịch văn hóa biển Đồng Châu

♦ Điểm du lịch văn hóa đền Trần Hưng Hà xưa kia vốn là hành cung Long Hưng được các vua Trần cho xây dựng để tổ chức mừng đại lễ chiến thắng và Tam Đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa… cùng các hoàng hậu. Các nghiên cứu lịch sử cho thấy, nơi đây là mảnh đất khởi nghiệp của nhà Trần, bởi vậy lễ hội đền Trần Thái Bình cũng có nhiều nét độc đáo, khác biệt so với lễ hội đền Trần Nam Định. Ngày nay, đền Trần trở thành khu du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh có quy mô tương đối lớn và khá tập trung bởi xung quanh có rất nhiều di tích lịch sử nhà Trần để lại như: đền thờ Trần Hoằng Nghị, lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung..., tạo được sức hấp dẫn đối với du khách trong

và ngoài tỉnh. Năm 2011, đền Trần đón 15 vạn lượt khách trong dịp lễ hội xuân diễn ra từ ngày 13 - 18 tháng Giêng. Với những khả năng đó, tại đây có thể phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh, du lịch lễ hội với những ý nghĩa sâu xa về một triều đại huy hoàng trong quá khứ.

Ảnh: Bích Thủy

♦ Điểm du lịch văn hóa chùa Keo thờ Không Lộ Thiền Sư được xây dựng từ thời Lý, qua 19 năm chuẩn bị, 28 tháng thi công với 21 công trình, 157 gian trên khu đất rộng 58 ngàn mét vuông. Trải qua 400 năm, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc các kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng, gồm 17 công trình với 128 gian trên diện tích 2022 mét vuông. Trong các ngôi chùa cổ của nước ta hiện nay, chùa Keo là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, toàn bộ được xây bằng gỗ, ghép với nhau bởi các mộng ngậm, hoàn toàn không dùng đinh; nghệ thuật điêu khắc đạt đến độ tinh xảo với các pho tượng cổ, hệ thống cửa, trấn, song; đặc biệt Gác chuông chùa keo là gác chuông gỗ cao nhất Việt Nam, có kiến trúc tinh xảo, cùng với không gian, môi sinh của cảnh quan ven sông đã làm cho chùa Keo không chỉ là chốn thanh tịnh nơi thờ Phật mà còn là một danh thắng đẹp, là biểu tượng của Thái Bình. Bởi vậy, có thể phát triển du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lễ hội theo 2 mùa lễ hội xuân - thu, du lịch tham quan, thưởng ngoạn danh thắng.

Ảnh: Bích Thủy

♦ Điểm du lịch văn hóa làng chèo Khuốc nổi tiếng hàng trăm năm nay nhưng chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chèo làng Khuốc có từ bao giờ. Trước đây làng có hàng chục gánh hát, nhiều nghệ sĩ tài hoa nức tiếng. Các cụ nghệ nhân giỏi trong giới chèo đa phần đều ở làng Khuốc như Bùi Kim Trạch, Phạm Văn Điền, Đào Thị Na, Hà Quang Bổng, danh hề Vũ Văn Phụ. Cả nước có 15 nhà hát chèo và đoàn chèo chuyên nghiệp thì trong 13 đơn vị có tới 60 nghệ sĩ người làng Khuốc. Trong làng không ít gia đình có tới 3 thế hệ diễn chèo và người làng Khuốc có truyền thống gìn giữ, kế tục nghệ thuật chèo ngay từ những lời ru. Hiện nay, Câu lạc bộ chèo của làng từ năm 1954 không còn nữa, mà 4 thôn của làng đều có đội chèo riêng (Khuốc Bắc, Khuốc Đông, Khuốc Tây, Cổ Xá), không chỉ biểu diễn tại làng mà còn đi diễn ở nhiều nơi trong tỉnh và nhiều địa phương khác. Tuy không có sự cạnh tranh trong chuyện làm ăn, nhưng mô hình đơn lẻ như hiện nay đã làm giảm tính cộng đồng trong việc đào tạo diễn viên trẻ và hợp tác làm nên thế mạnh chung của cả làng. Là một vùng còn lưu giữ được nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Thái Bình nhưng làng chèo Khuốc cũng đang đứng trước nguy cơ mai một bởi các lớp nghệ nhân có tiếng đều đã lớn tuổi. Vì vậy, xây dựng nơi đây thành một địa chỉ du lịch văn hóa cùng với việc làm sôi động lại sự sống của nghệ thuật chèo là giải pháp hữu ích để tạo nên nét khác biệt, độc đáo trong hoạt động du lịch văn hóa của Thái Bình, đồng thời bảo tồn di sản văn hóa.

Nguồn: http://images.danviet.vn

♦ Điểm du lịch văn hóa làng rối nước Nguyên Xá nằm ở trung tâm huyện Đông Hưng, giữa ngã ba quốc lộ 10 nối Thái Bình với các tỉnh phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ: Hải Phòng, Quảng Ninh và đường 39 nối Thái Bình với Hưng Yên. Đây là làng quê mang đặc trưng của vùng đồng quê Bắc Bộ với nghề trồng lúa và kết hợp làm nghề. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi với nghề trồng lúa nước truyền thống đã tạo nên một diện mạo văn hóa làng Nguyễn rất đặc sắc với 3 “đặc sản”: làng bánh cáy, làng múa rối nước, làng kháng chiến. Từ những hương liệu đồng quê như thóc gạo, lạc, gừng, nếp cái… những con người tài hoa nơi đây đã làm nên một sản phẩm nổi tiếng, đó là “bánh Cáy”. Nơi đây cũng là quê hương của loại hình nghệ thuật độc đáo của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng - múa rối nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với bao thăng trầm, biến động của xã hội, múa rối nước Nguyên Xá vẫn tồn tại và phát triển, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đoàn múa rối của làng đã đi biểu diễn tại nhiều địa phương và cùng đoàn múa rối toàn quốc đi biểu diễn ở nước ngoài (như Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản…). Ao rối làng được xây dựng năm 2003 đã trở thành trung tâm biểu diễn phục vụ cho du khách đặc biệt trong các dịp tết lễ, hội hè. Ngoài ra, mỗi năm, các nghệ nhân còn đi biểu diễn trên 100 buổi trong cả nước. Làng còn là một quần thể di tích lịch sử về “làng kháng chiến kiểu mẫu” từng được Hồ Chủ tịch tặng cờ là làng kháng chiến kiên cường, anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nơi đây hiện còn nghĩa trang liệt sĩ

rộng 2ha, quy tập hài cốt của hàng nghìn liệt sĩ là quân dân Đông Hưng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nguồn: http://media.thethaovanhoa.vn

Với vị trí giao thông huyết mạch và giá trị tài nguyên độc đáo, làng Khuốc và làng Nguyễn có thể phát triển du lịch thưởng thức nghệ thuật truyền thống, kết hợp tham quan làng nghề, tham quan di tích cách mạng, tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, kéo dài ngày lưu trú của du khách, có khả năng hút khách du lịch từ tuyến Hải Phòng.

♦ Điểm du lịch văn hóa biển Đồng Châu mặc dù là một điểm du lịch biển, song do đặc điểm tự nhiên vùng cửa biển nên độ trong của nước biển rất thấp, lâu nay không phải là bãi tắm lý tưởng. Địa hình của vành đai biển với độ dốc thoai thoải trải dài lại giúp ích cho việc nuôi trồng thủy sản ngay tại chân đê biển (ngao, ốc móng tay…). Bởi vậy, vùng biển Đồng Châu ngoài phát triển du lịch sinh thái tại cồn Vành, cồn Thủ, còn có thể phát triển du lịch văn hóa biển như tham gia vào cuộc sống và công việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của cư dân miền biển, thưởng thức ẩm thực biển…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)