Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 62)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.1.5. Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí

Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí là một trong những cơ sở vật chất có tính bổ trợ trong hoạt động du lịch. Ở Thái Bình những năm gần đây, số lượng và chất lượng các trung tâm này đang từng bước được nâng cấp, cải thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đời sống dân cư địa phương, đồng thời góp phần tham gia vào những sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch của tỉnh, của vùng và quốc gia.

Bảng 2.5: Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí tỉnh Thái Bình (Đơn vị: Cơ sở)

STT Chỉ tiêu Số lượng

1 Bảo tàng 1

2 Trung tâm văn hóa 2

3 Rạp chiếu phim 1

4 Nhà Triển lãm Thông tin 1

5 Nhà hát Chèo 1 6 Nhà hát Cải lương 1 7 Đoàn ca múa kịch 1 8 Nhà thi đấu 1 9 Sân vận động 1 10 Bể bơi 2 11 Sân tennis 2 Tổng số 14

Trong vài năm gần đây, các trung tâm này được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị để đảm bảo hoạt động thường xuyên. Năm 2010, Nhà hát Chèo, Đoàn Ca múa kịch, Đoàn Cải lương đã tổ chức 325 buổi biểu diễn, phục vụ trên 200 nghìn lượt người xem, tham gia biểu diễn trong các sự kiện văn hóa, du lịch như Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Bình năm 2010, tham gia hội diễn sân khấu toàn quốc. Cùng với 3 đơn vị nghệ thuật nhà nước, trên địa bàn tỉnh còn có 12 đoàn nghệ thuật tư nhân đang hoạt động khá tốt, tham gia vào các sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh. Trung tâm Phát hành Phim đã thực hiện 527 buổi chiếu, phục vụ 78 nghìn lượt người xem. Nhà Triển lãm Thông tin tỉnh tổ chức 03 cuộc triển lãm tại chỗ và 13 cuộc triển lãm lưu động như: Triển lãm di tích và lễ hội ở Thái Bình, Triển lãm ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Hồng… Bảo tàng tỉnh phối hợp với viện Khảo cổ học Việt Nam sưu tầm và tiếp nhận 82 cổ vật; lập đề án bảo quản và sưu tầm hiện vật chất liệu gỗ; tổ chức Hội nghị tọa đàm về bảo tồn và phát huy giá trị cổ vật ở Thái Bình; tổ chức 05 cuộc trưng bày chuyên đề tại nhà Bảo tàng; phối hợp với Bảo tàng lịch sử Việt Nam biên soạn, xuất bản cuốn sách “Bảo tàng Thái Bình tự giới thiệu”; duy trì mở cửa Bảo tàng phục vụ khách tham quan, học tập, nghiên cứu…

Mặc dầu vậy, các cơ sở dịch vụ bổ sung, phục vụ phát triển du lịch văn hóa vẫn còn thiếu và yếu về đầu tư trang thiết bị dụng cụ lao động, máy móc, nhà xưởng, quy mô nhỏ và hoạt động chưa hiệu quả, nội dung chương trình đơn điệu, không phong phú, thiếu tính hấp dẫn… Vì thế, chưa thu hút được sự tham gia và quan tâm nhiều của công chúng và khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)