Định hướng phát triển theo ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 90)

6. Đóng góp của luận văn

3.1.1.1. Định hướng phát triển theo ngành

* Mục tiêu chung

- Mục tiêu kinh tế: Quy hoạch phát triển du lịch là nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của Thái Bình, để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, tăng cường thu hút khách, nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành du lịch vào tổng GDP của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư.

- Mục tiêu văn hóa - xã hội: Phát triển du lịch cần đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng, các miền trong cả nước và quốc tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho toàn xã hội.

* Quan điểm phát triển

Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch Thái Bình trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những quan điểm phát triển sau:

- Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển du lịch Thái Bình theo hướng du lịch văn hóa, cảnh quan môi trường; với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường bền vững.

- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan.

- Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Vì vậy, phát triển du lịch Thái Bình phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh bạn, cũng như của cả nước.

- Phát triển du lịch phải gắn với đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

* Định hướng về tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

- Định hướng về quản lý: Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch bằng pháp luật, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch một cách bình đẳng, ổn định và có hiệu quả. Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt phải phát huy nâng cao truyền thống văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển du lịch lâu bền.

- Định hướng về thị trường và phát triển sản phẩm du lịch: Định hướng thị trường là việc xác định các thị trường mục tiêu trong tương lai, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm phù hợp, cũng như các chính sách tiếp thị quảng cáo nhằm thu hút khách một cách hiệu quả. Việc xác định các thị trường mục tiêu căn cứ vào: xu hướng, dự báo dòng khách, tiềm năng du lịch của Thái Bình.

Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, nên khách du lịch đến Hà Nội và vùng phụ cận (cả khách quốc tế và khách nội địa) cũng là đối tượng khách của du lịch Thái Bình, đây là nguồn thị trường lớn. Tốc độ tăng trưởng trung bình về lượng khách hàng năm tới Hà Nội khoảng 13 - 14%. Với tiềm năng du lịch sinh thái, văn hoá độc đáo của mình du lịch Thái Bình trong hiện tại và tương lai phải hướng tới thị trường du lịch quốc tế, song trước mắt, cũng như lâu dài cần củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa, nội tỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Đó là số khách du lịch là cán bộ, công nhân viên từ các trung tâm kinh tế, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người địa phương trong tỉnh đi du lịch, nghỉ dưỡng, thăm thân, vui chơi giải trí. Bên cạnh đó còn có một lượng khách lớn trên 2 triệu là người quê ở Thái Bình đang sống ở tỉnh ngoài, nước ngoài, hàng năm có nhu cầu về thăm quê rất đông. Vì vậy, cần xác định để tập trung hướng khai thác, thu hút khách quốc tế, du khách trong tỉnh và ngoài tỉnh đi du lịch.

Những loại hình du lịch mang bản sắc riêng của Thái Bình và có khả năng tạo sức cạnh tranh trên thị trường là: du lịch nông thôn, du lịch về cội nguồn, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lễ hội, Du lịch cuối tuần…

- Định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch: Việc nâng cao nhận thức về du lịch, tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Thái Bình trong vùng, khu vực và thế giới, tăng cường thu hút khách được xác định là một chiến lược hết sức quan trọng. Để thực hiện chiến lược này cần chú trọng xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch dưới mọi hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước cũng như tại chỗ: biên soạn các ấn phẩm quảng cáo, băng hình, quảng cáo tấm lớn phát hành rộng rãi giới thiệu về các khu du lịch, các sản phẩm du lịch độc đáo của Thái Bình hướng vào thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận... Đồng thời du lịch Thái Bình cần phải tích cực xây dựng, tham gia hội chợ, hội thi chuyên đề du lịch để quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế.

- Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực: Một mặt địa phương tự tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ. Một mặt phối hợp với các tỉnh bạn và Tổng cục Du lịch để đào tạo đội ngũ cán bộ theo chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh du lịch về phục vụ cho Thái Bình.

* Các mục tiêu cụ thể của phát triển du lịch Thái Bình

- Về khách du lịch: Giai đoạn 2010 - 2020 khách du lịch quốc tế sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 20 - 23%/năm và khách nội địa là 18 - 19%/năm, tương ứng với 938.000 lượt khách nội địa và 15.500 lượt khách quốc tế vào năm 2015.

- Về cơ sở lưu trú: Đến năm 2015, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt 1622 phòng, trong đó có 100 phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế.

- Về lao động trong du lịch: Đến năm 2015 tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) đạt 6387 người, trong đó số lao động trực tiếp đạt 1996 người và lao động gián tiếp là 4391 người.

- Về doanh thu du lịch thuần túy: Đến năm 2015 doanh thu du lịch đạt 15.628.000 USD, với tốc độ tăng trưởng 13,5%/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)