6. Đóng góp của luận văn
2.1.2.2. Hệ thống chính sách nhà nước về phát triển du lịch
Du lịch là ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, giúp quảng bá hình ảnh quốc gia… Bởi thế, nhà nước cho tới nay đã có nhiều chính sách, chiến lược phát triển du lịch cho cả nước và cho các vùng miền cụ thể, trong đó có du lịch văn hóa. Hàng loạt các nghị quyết, quyết định, quy hoạch tổng thể đã được ban hành, tạo cơ hội và hành lang chủ trương chính sách vững chắc cho du lịch nói chung và du lịch Thái Bình nói riêng có điều kiện phát triển. Có thể điểm tên như: Nghị quyết số 45/CP ngày 22/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010, Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam… Và gần đây nhất, Tổng cục du lịch đang xây dựng
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn 2030.
Hệ thống các chính sách nhà nước về du lịch đều xác định:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại công bằng, tiến bộ xã hội.
- Tập trung phát triển du lịch theo hướng hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm.
- Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa; khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực trong và ngoài nước.
Đồng thời đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm - thị trường du lịch có nhấn mạnh tới yếu tố độc đáo: Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên
du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Thu hút khách du lịch theo các phân đoạn thị trường, tập trung khai thác thị trường có khả năng chi trả cao.
Đó là những tác nhân, những điều kiện bên ngoài tạo môi trường, hành lang thuận lợi cho du lịch Thái Bình, đặc biệt là du lịch văn hóa phát triển.