Chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 82)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.5.2. Chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nên đòi hỏi phải có sự liên kết, quan hệ chặt chẽ với chính quyền ở các huyện có điểm du lịch. Cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, thành phố là phòng Công thương trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Được sự hướng dẫn về nghiệp vụ của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Công thương các huyện, thành phố đã triển khai các nhiệm vụ như: tăng cường công tác quản lý đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch trên địa bàn; phối hợp quảng bá các lễ hội, danh thắng, di tích tới du khách; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động du lịch, xây dựng triển khai kế hoạch phát triển du lịch của địa phương hàng quý, hàng năm.

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Bình đã nhận thức tầm quan trọng của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng về vai trò của du lịch, bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường cảnh quan… cho dân các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

Về đội ngũ BQL khu, điểm du lịch của Thái Bình hiện nay chưa nhiều. Tính đến năm 2011 có 5 BQL đi vào hoạt động chính thức: BQL Cồn Vành, BQL khu di tích chùa Keo, BQL đền Đồng Bằng, BQL đền Tiên La và BQL di tích đền Trần; với số lượng trung bình là 10 người. Năm 2010, BQL di tích tỉnh đã biên tập 91 bài viết giới thiệu và tuyên truyền giá trị văn hóa, lịch sử của 91 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; tham mưu Sở, trình Ủy

ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận 26 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh; lập hồ sơ 13 di tích đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; hướng dẫn thủ tục sửa chữa cấp thiết và tu bổ 43 di tích trong tỉnh.

Tuy nhiên, công tác quản lý ở hầu hết các điểm di tích vẫn còn nhiều tồn tại. Ngay như đền Trần (Hưng Hà) được xác định là một trong những di tích trọng điểm của tỉnh và được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia nhưng công tác quản lý hoạt động du lịch chưa tốt. Tới mùa lễ hội, quanh khu vực đền phổ biến các trò chơi - cờ bạc biến tướng như: quăng vòng, rút thẻ, tôm-cua-cá… Các trò chơi này đều được “giao dịch” bằng hình thức tiền mặt. Ngay sau đêm khai hội, ngay sáng hôm sau quang cảnh đền chìm trong rác, túi nilon, vỏ bánh kẹo, hoa quả, giấy lộn bừa bãi khắp nơi; khu vực thảm cỏ bị dày xéo tan nát. Sách bói toán, mê tín, xem vận hạn cũng được bày bán công khai, tràn lan. Bãi gửi xe luôn xảy ra tình trạng chèo kéo khách, giá vé trông xe là 5.000 đồng/xe nhưng thực tế du khách phải trả 10.000-12.000 đồng/xe. Đó là thực tế không chỉ ở một điểm mà ở hầu hết các di tích văn hóa trong mùa lễ hội hàng năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)