Tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 38)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.1.3.Tài nguyên du lịch văn hóa

2.1.1.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Với nội lực kiên cường, người dân Thái Bình đã tạo dựng hàng ngàn di sản văn hóa, kết tinh của lao động, tâm hồn và trí tuệ của bao thế hệ kế tiếp nhau trên vùng đất này. Theo số liệu tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh tháng 7/2007, Thái Bình hiện còn 2176 di tích văn hóa, bao gồm: 601 đình, 738 chùa, 538 đền - miếu, 22 văn chỉ, 26 lăng mộ, 173 từ đường, 7 nhà lưu niệm, 59 phủ điện quán. Các di sản văn hóa vật thể ở Thái Bình chủ yếu là các di tích lịch sử - văn hóa với các giá trị khác nhau về lịch sử, văn hóa, khoa học… Các di tích được phân bố tại các địa phương như sau: thành phố Thái Bình 47, huyện Hưng Hà 551, Quỳnh Phụ 349, Thái Thụy 260, Kiến Xương 265, Tiền Hải 171, Vũ Thư 303, Đông Hưng 230. Những công trình kiến trúc đó đã phản ánh các sự kiện lịch sử, đời sống kinh tế - văn hóa, phong tục, tập

quán, tín ngưỡng… của mỗi làng quê nói riêng và của nhân dân Thái Bình nói chung qua các thời kỳ lịch sử.

* Di tích lịch sử - văn hóa các triều đại

- Di tích cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào những năm đầu Công Nguyên (40 - 43) không xuất phát từ Thái Bình nhưng có rất nhiều vị tướng lĩnh quê ở Thái Bình đã tham gia. Một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của thời kỳ lịch sử này là đền Tiên La (xã Đoan Hùng, Hưng Hà) thờ bà Vũ Thị Thục - một nữ tướng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Di tích về Lý Nam Đế và Nhà nước Vạn Xuân: Lý Bí (Lý Nam Đế) là nhân vật lịch sử được thờ tự ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thái Bình, bao gồm cả đình, đền, chùa miếu… Đình Tử Các - miếu Đồn (Thái Hòa, Thái Thụy), miếu Hai Thôn (Xuân Hòa, Vũ Thư), đình và đền Cổ Trai (Hồng Minh, Hưng Hà)… là những căn cứ của Lý Bí trong cuộc khởi nghĩa chống xâm lược giành độc lập, sau là nơi thờ ông và vợ là bà Đỗ Thị Khương cùng các tướng quân của ông. Các di tích gắn liền với các sự kiện lịch sử đã phản ánh đậm nét về Lý Bí và sự đóng góp lớn lao của người dân Thái Bình trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542) lập nên nước Vạn Xuân độc lập.

- Di tích nhà Đinh: Trong 12 sứ quân của thời kỳ phong kiến cát cứ, sứ quân Trần Lãm vùng Kỳ Bố Hải Khẩu (thành phố Thái Bình nay) là một sứ quân có thế lực mạnh. Lực lượng của ông có sự liên kết, phối hợp với Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi ông mất, Đinh Bộ Lĩnh nắm binh quyền, chuyển về Hoa Lư đánh dẹp các sứ quân, lập ra nhà Đinh. Nhân dân vùng Kỳ Bố Hải Khẩu nói riêng và Thái Bình nói chung đã có công lao rất lớn để tạo tiền đề cho sự nghiệp dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Tiên Hoàng.

Hiện nay, Trần Lãm được thờ là Thành Hoàng làng tại đình Lạc Đạo (phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình), đây cũng là nơi lưu niệm sự kiện của sứ quân Trần Lãm. Các di tích phản ánh về thời kỳ này còn có các đình, đền, miếu thờ các vị tướng lĩnh có công như: từ đường thờ Bùi Quang Dũng (Tân Bình, Vũ Thư), miếu Ba Thôn (Thụy Hải, Thái Thụy), miếu Bắc (Đông Sơn, Đông Hưng)…

- Di tích thời Lý: Vương triều Lý được xác lập (1010 - 1225) đã mở ra một trang mới của lịch sử nước nhà - thời kỳ của quốc gia phong kiến độc lập, hoàn thành cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên cường của dân tộc ta sau một ngàn

năm Bắc thuộc. Các di tích lịch sử ở Thái Bình phản ánh nhiều nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử dưới vương triều Lý.

Cụm di tích lịch sử Lưu Xá (Canh Tân, Hưng Hà) thờ Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba, hai ông có công trong việc phò tá Lý Công Uẩn, xây dựng chùa Báo Quốc. Miếu và chùa làng Riệc (Hòa Tiến, Hưng Hà) nơi thờ và lưu niệm Lưu Lượng - vị quan hà đê sứ triều Lý, là người có công lao trong công cuộc khẩn hoang trị thủy vùng sông Luộc, sông Hóa. Đền Tiến Trật (Đô Lương, Đông Hưng) thờ Đặng Tiến Thành là người đỗ Thái học sinh năm 1138 và thờ 20 nghĩa sĩ của làng đã có công trong cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý.

Dưới triều Lý, đạo Phật trở thành quốc đạo, đồng thời các nhà tu hành cũng đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Vì vậy, nhiều di tích lịch sử ở Thái Bình là nơi tưởng niệm các vị chân tu có công với dân, với nước. Chùa Hú (Hòa Tiến, Hưng Hà) nơi thờ và lưu niệm thiền sư Dương Không Lộ, tương truyền nơi đây là quê hương của ông. Chùa Keo một di tích nổi tiếng Thái Bình cũng là nơi thờ thiền sư Dương Không Lộ.

Đền Thượng và chùa Phúc Thắng (Song Lãng, Vũ Thư) là nơi thờ và lưu niệm thiền sư Đỗ Đô, là thiền sư thuộc thế hệ thứ 3 của thiền phái Thảo Đường. Năm 1066 triều Lý Thánh Tông, Đỗ Đô được cử sang Trung Quốc tham dự khoa thi Bạch Liên của nhà Tống (Khoa thi tiến sĩ về Phật học) và đã đỗ thủ khoa. Trở về nước ông làm quan cho triều Lý. Về sau Đỗ Đô xin vua xây dựng và tu hành tại chùa Phúc Thắng.

Đền Thánh (cụm di tích La Vân, Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ) thờ Khổng Minh Không, Nguyễn Minh Không, là những pháp sư giỏi của triều Lý.

- Di tích thời Trần: Thái Bình là đất phát tích và hưng nghiệp của nhà Trần. Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của vương triều Trần, người dân Thái Bình đã đóng góp nhiều công sức và xây dựng một vương triều thịnh trị. Các di tích lịch sử phản ánh về thời đại nhà Trần chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các di tích lịch sử ở Thái Bình.

Quần thể di tích lịch sử thời Trần tập trung nhiều nhất tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Đây là khu lăng tẩm các vua Trần, có hành cung Long Hưng với nhiều điện, đài xưa kia nguy nga, tráng lệ. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước dưới vương triều này. Mỗi lần chiến thắng quân

Nguyên - Mông, các vua Trần đều về đây làm lễ hiến tiệp, bái yết tổ tiên, đặc biệt là lễ mừng toàn thắng sau ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông. Ngày 17 tháng 3 năm Mậu Tý (1228), trước khi hai vua Trần trở về kinh đô, vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đã đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoạn, Phàn Tiếp và các tướng sĩ nhà Nguyên về đây làm lễ dâng tổ tiên ở Chiêu Lăng (lăng Trần Thái Tổ). Trước bá quan văn võ, vua Trần Nhân Tông đã đọc 2 câu thơ bất hủ:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng)

Lời tuyên ngôn của độc lập của nước Đại Việt, chấm dứt sự xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông, đưa đất nước vào thời kỳ hưng thịnh dưới triều Trần.

Tại đây, hiện còn lăng tẩm các vua, hoàng hậu và nền cốt của hành cung Long Hưng triều Trần. Đền thờ các vua Trần và Hưng Đạo Đại Vương đã được phục chế và xây dưng lại. Đây là một khu khảo cổ có quy mô rộng lớn, chưa khai quật nhiều, còn chứa đựng trong lòng đất nhiều giá trị vật chất và tinh thần về vương triều Trần cách đây gần 8 thế kỷ.

Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung là hai nhân vật có công lớn, mang tính quyết định lập nên vương triều Trần, lăng tẩm được đặt tại xã Liên Hiệp, Hưng Hà.

Trên phòng tuyến Đào Động, Lộng Khê, A Sào vùng ven sông Luộc, sông Hóa xưa, nay có đền A Sào và voi đá (An Thái, Quỳnh Phụ) để tưởng niệm cuộc hành quân của Trần Hưng Đạo. Trên đường đi, voi bị sa xuống đầm lầy, không cách nào cứu được. Trần Hưng Đạo đã rút gươm thề rằng:

“Ta đi không chiến thắng trận này, không bao giờ trở về nơi này nữa” rồi tiếp tục lên đường. Voi đá là một di tích, một hình ảnh mang tư tưởng quyết thắng, khích lệ quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến đánh giặc giữ nước.

- Di tích thời Lê - Trịnh: Đình Đông Linh (An Bài, Quỳnh Phụ) lưu niệm Phạm Bôi, vị khai quốc công thần, vị tướng có nhiều công dưới triều Lê.

Miếu Đông (Thái Hồng, Thái Thụy) tưởng niệm Lê Hựu và Lê Thị Phương, là tướng quân phối hợp với nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược.

Từ đường Hoàng Công Chất (Nguyên Xá, Vũ Thư), nơi thờ thủ lĩnh một phong trào khởi nghĩa nông dân lớn thế kỷ XVIII và lưu niệm đây là nơi buổi đầu tụ nghĩa.

- Di tích thời Nguyễn: Các di tích lịch sử trên địa bàn Thái Bình còn lại đến nay được xây dựng hoặc trùng tu lại nhiều nhất dưới triều Nguyễn. Những nhân vật lịch sử và sự kiện được lưu lại nhiều nhất là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành và các thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương kháng Pháp.

Đình Tổ (Tây Giang, Tiền Hải), đình Lai Vi (Quang Minh, Kiến Xương) là không gian thờ và lưu niệm nơi Phan Bá Vành tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

Đình Các Đông (Thái Thượng, Thái Thụy), đình và miếu Bình Cách (Đông Xá, Đông Hưng) là những nơi lưu dấu Tạ Hiện, một thủ lĩnh nghĩa quân tiêu biểu ở Thái Bình trong phong trào kháng Pháp.

* Di tích lịch sử - văn hóa thời cách mạng

Ở Thái Bình có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng in dấu một thời kỳ cách mạng hào hùng của dân tộc. Các chi bộ Đảng, các chiến sĩ cách mạng đã chọn những di tích lịch sử (đình, chùa, miếu, từ đường) là nơi ẩn náu và tổ chức hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà thờ Phạm Quang Lịch (Đình Phùng, Kiến Xương) là cơ sở in ấn tài liệu của Xứ ủy Bắc Kỳ (thời kỳ 1930 - 1932).

Đình Nho Lâm - Thanh Giám (Đông Lâm, Tiền Hải) là địa điểm xuất phát cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải (14/10/1930), quê hương của tiếng trống năm 30.

Chùa Chung - Mả Bụt (Vũ Lăng, Tiền Hải) là cơ sở hoạt động của Tỉnh ủy Thái Bình, nơi diễn ra cuộc mít tinh Mả Bụt (12/9/1940).

Khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh (Diêm Điền, Thái Thụy) là nơi lưu niệm một trong những lãnh tụ cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Công hội Đỏ đầu tiên.

Khu lưu niệm Bác Hồ (Tân Hòa, Vũ Thư) lưu lại sự kiện Bác về thăm, làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy vào những ngày cuối năm 1966, đầu năm 1967 và mừng công Thái Bình là quê hương 5 tấn đầu tiên. Nơi đây cũng lưu giữ những kỷ niệm về Bác Hồ 5 lần về thăm Thái Bình.

Làng Nguyên Xá và nghĩa trang liệt sĩ Đông Hưng (Đông Hưng) là một quần thể di tích lịch sử về “làng kháng chiến kiểu mẫu” từng được Hồ Chủ tịch tặng cờ tuyên dương trong kháng chiến chống Pháp.

* Di tích lịch sử - văn hóa thờ các danh nhân

Trong lịch sử khoa bảng của các triều đại phong kiến Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, Thái Bình có 111 vị đỗ Tiến sĩ. Các di tích lịch sử còn lại đến nay, thờ 66 vị Tiến sĩ đại khoa tại 35 từ đường (39 vị), 22 đền thờ (24 vị), 3 vị được thờ tại 1 đình, 1 lăng, 1 miếu.

Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (thi đỗ năm 1481) được thờ ở đền quan Trạng (Tân Lễ, Hưng Hà).

Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm (thi đỗ năm 1499) được thờ ở Song Lãng, Vũ Thư. Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn, nhà bác học thế kỷ XVIII (thi đỗ năm 1752) được thờ tại từ đường Lê Quý Đôn (Độc Lập, Hưng Hà).

Từ đường họ Đỗ (An Bài, Quỳnh Phụ) là nơi thờ 12 vị đại khoa của xã, cũng là xã có nhiều Tiến sĩ đại khoa nhất.

Ngoài nơi thờ tự các vị đại khoa của triều đình, các di tích lịch sử ở Thái Bình còn thờ nhiều danh nhân lịch sử có công lập làng, truyền nghề cho dân, như: lăng Nguyễn Công Trứ (Tây Sơn, Tiền Hải), người có công tổ chức cuộc khai hoang lấn biển lập ra huyện Tiền Hải; đền thờ tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu (Hồng Thái, Kiến Xương), đền thờ bà Nguyễn Thị Tần (Nguyên Xá, Đông Hưng), tổ nghề làm bánh cáy làng Nguyễn…

* Di tích lịch sử - văn hóa mang giá trị kiến trúc nghệ thuật

Trong 2176 di tích lịch sử hiện còn ở Thái Bình, có khoảng gần 18% là di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong các di tích đó, có khoảng 20% là di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê, còn lại là di tích thời Nguyễn… Các di tích kiến trúc nghệ thuật được thể hiện rất đa dạng gồm cả đình, chùa, đền, miếu, từ đường.

Một trong số những di tích tiêu biểu có nhiều giá trị phục vụ phát triển du lịch là chùa Keo hay còn gọi là Thần Quang Tự được xây dựng trên một diện tích rộng khoảng 28 mẫu Bắc Bộ, một trong 10 kiến trúc cổ tiêu biểu và là một trong ba ngôi chùa tiêu biểu của Việt Nam. Qua nhiều lần trùng tu, hiện chùa còn 17 tòa, 128 gian, kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ lim, không dùng đinh mà được ghép với nhau bằng các mộng ngậm. Kiến trúc độc đáo nhất của khu di tích là Gác Chuông, dựng trên nền cao 60cm vươn lên 11,5m,

thuộc loại gác chuông cao nhất của nước ta vào thế kỷ XVII-XVIII, với kiến trúc 3 tầng 12 mái treo khánh đá và chuông đồng. Ngoài chùa Keo, còn có chùa Cổ Tuyết (An Vinh, Quỳnh Phụ) được xây dựng vào triều Lê, trên diện tích gần 3000m2 có gác chuông 2 tầng, hai tòa điện, gần 60 gian, xây dựng trên quần thể kiến trúc 9 mái rất độc đáo, cũng là một ngôi chùa đẹp.

Về kiến trúc đình, đình An Cố (xã Thụy An, Thái Thụy) là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, được xây dựng vào thời Lê với 2 tòa, 10 gian. Quy mô kiến trúc rất hoành tráng: tòa tiền tế 7 gian, có sức chứa tới hàng nghìn người, tòa hậu cung với 3 gian, có rất nhiều mảng chạm khắc mang tính nghệ thuật cao với các chủ đề linh vật, tứ linh, tứ quý và có cả những mảng chạm khắc khung cảnh lao động sản xuất rất sinh động. Bên cạnh đó, còn có đình Đá (An Hiệp, Quỳnh Phụ) cũng hết sức độc đáo với diện tích 200m2, có 2 tòa, 10 gian được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Đình có 5 vì kèo, 20 cột, 14 đầu dư, hệ thống xà liên kết. Các cột hiên tiền, hậu bằng đá xẻ vuông (32x32cm), cao 2,65m; các cột cái tròn bằng đá, đường kính 50cm. Vì kèo là những tảng đá lớn, kết cấu hình tam giác chạm trổ họa tiết hổ phù, mây cuộn, phượng hàm thư, văn triện. Đặc biệt, cửa võng nối với hậu cung thuộc gian chính tẩm cũng bằng đá và là một tuyệt tác điêu khắc với họa tiết tứ quý, tứ linh sống động như bức tranh vẽ trên giấy. Công trình độc đáo bằng đá này ước tính hàng trăm tấn.

Nhắc đến kiến trúc đền ở Thái Bình, không thể không nói đến đền Đồng Bằng (An Lễ, Quỳnh Phụ). Ngôi đền này có niên đại Khải Định năm thứ X (1926) và quy mô kiến trúc lớn nhất Thái Bình, được xây dựng trên diện tích 6000m2 với 13 tòa, 66 gian, kết cấu “tiền Nhị, hậu Đinh”, liên hoàn khép kín, nguy nga bề thế. Các mảng kiến trúc của công trình mềm mại, hài hoà, với các nét chạm trổ tinh vi, hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng với các chủ đề về tứ quý, tứ linh, hiện thực thiên nhiên vừa thần thoại vừa huyền ảo nhưng sống động và đậm chất trần gian. Đền Đồng Bằng mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống trong văn hoá làng xã Bắc Bộ nhưng lại ảnh hưởng bởi kiến trúc Huế những năm đầu thế kỷ XX. Đó là nghệ thuật ghép gốm và mái tứ diện chồng diêm, là kết quả của sự giao thoa văn hoá. Từ đó càng làm gia tăng vẻ đẹp của ngôi đền độc nhất vô nhị trên vùng đất này. Đền Tiên La (Đoan Hùng, Hưng Hà) cũng là ngôi đền có quy mô to

lớn, đẹp một cách lộng lẫy cả về thế và vóc dáng; gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền... Tòa bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long, ly, quy, phượng, đan xen với thông, trúc, cúc, mai. Tòa điện trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 38)