Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 112)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch

Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Thái Bình dưới sự chỉ đạo của Sở VHTT&DL, UBND tỉnh cần:

- Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, chú trọng tuyên truyền tạo dựng hình ảnh của du lịch Thái Bình, tập trung vào các sản phẩm lợi thế của tỉnh: du lịch làng quê đồng bằng Bắc Bộ (làng Nguyễn, làng Khuốc), du lịch lễ hội dân gian (lễ hội chùa Keo, lễ hội đền Trần), du lịch văn hóa (khu di tích lăng mộ các vua Trần), du lịch làng nghề (chạm bạc Đồng Xâm, thêu tranh Minh Lãng, chiếu Hới)… trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu và thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư kinh doanh du lịch.

- In ấn, xuất bản các ấn phẩm, pa nô, phim tư liệu quảng bá về du lịch Thái Bình, các điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh giới thiệu rộng rãi trên các kênh truyền hình, tại các điểm du lịch, các hội chợ…

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức như website du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử… Năm 2011, Thái Bình đã xây dựng website du lịch Thái Bình do Trung tâm Xúc tiến Du lịch Thái Bình quản lý, song cần đầu tư làm phong phú hơn về nội dung và chất lượng bài viết, cập nhật tin tức, liên kết với website của các tỉnh bạn là những thị trường du lịch lớn như Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định…

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Tổ chức các sự kiện du lịch trong tỉnh như Tuần du lịch biển, hội chợ triển lãm du lịch làng nghề, tuần du lịch văn hóa tại các điểm di tích nổi tiếng... mời các tỉnh bạn tham gia.

- Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, giải thi đấu thể thao của vùng đồng bằng sông Hồng và sự kiện quốc gia nhằm nâng cao vị thế hình ảnh du lịch Thái Bình, thu hút khách du lịch.

- Xây dựng trung tâm thông tin tại một số cụm, điểm du lịch như: khu di tích nhà Trần, làng chạm bạc Đồng Xâm, chùa Keo… để tăng cường hiệu quả giới thiệu và quảng bá tới du khách.

- Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Thái Bình, đại diện các doanh nghiệp du lịch Thái Bình tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình… nhằm tăng cường sự trao đổi, hợp tác du lịch, xây dựng chương trình du lịch liên tỉnh.

3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản và phát huy di sản

* Đối với cơ quan quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua các biện pháp:

- Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, thống kê di sản. - Phân loại các di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh.

- Tiến hành kiểm tra, khảo sát thường xuyên, định kỳ về di sản văn hóa. - Tăng cường truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa.

- Đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian; ngăn chặn nguy cơ làm mai một, thất truyền các di sản văn hóa truyền thống.

- Mở rộng xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

- Thực hiện thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu các di sản đó.

* Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ thông qua các biện pháp:

- Tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm

giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa phi vật thể.

- Tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sáng tạo, biểu diễn, trưng bày giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ, có công phổ biến, truyền dạy nghệ thuật truyền thống.

- Có chính sách trợ cấp, hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng và một số ưu đãi khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

* Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch:

- Bảo vệ, giữ gìn vệ sinh tại các khu, điểm du lịch văn hóa khi đưa khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu, học tập.

- Không phá vỡ cảnh quan môi trường tại di sản văn hóa khi xây dựng các công trình kiến trúc tại các khu, điểm du lịch.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân viên, du khách hiểu và có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

Tiểu kết chương 3

Việc khảo sát thực tiễn hoạt động du lịch tỉnh Thái Bình đã giúp tác giả luận văn đưa ra hệ thống giải pháp gồm 7 nhóm: về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa; về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; về nguồn nhân lực; về thị trường; về sản phẩm; về tăng cường xúc tiến, quảng bá; về bảo tồn di sản văn hóa. Hệ thống các giải pháp này được xây dựng nên nhằm góp một tiếng nói tích cực trên phương diện du lịch trong việc xác định chiến lược phát triển của ngành tại Thái Bình. Đích đi đến của những giải pháp này nhằm tổ chức và khai thác sản phẩm du lịch văn hóa ở đây một cách hiệu quả, đáp ứng chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hành trình bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tổ chức hoạt động du lịch tại Thái Bình, thế mạnh nổi trội luôn luôn không thể xem nhẹ, luôn luôn được nhấn mạnh đó chính là du lịch văn hóa. Trên bức tranh chung của du lịch văn hóa cả nước, của du lịch văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, Thái Bình đang và phải trở thành một mảng màu đẹp, một điểm nhấn ấn tượng. Đó cũng là ước vọng mà đề tài nghiên cứu này hướng tới.

KẾT LUẬN

1. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày nay Du lịch đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo cơ hội việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu, trao đổi văn hóa. Trong sự phát triển chung của các loại hình du lịch, phải nói tới loại hình du lịch văn hóa. Đây là xu hướng mới phổ biến của du lịch toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội.

2. Văn hóa Thái Bình là sự hỗn dung, tổng hợp của nhiều nền văn hóa khu vực phía Bắc Việt Nam rồi trải qua quá trình địa phương hóa, bởi sự di dân và quần tụ cư dân từ xa xưa để hình thành nên mảnh đất này. Thừa hưởng một mạch nguồn văn hóa đồ sộ, cổ xưa cùng với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa Thái Bình vừa lan tỏa, vừa tiếp nhận những giá trị của nền văn hóa khác để bồi đắp, làm phong phú cho mình.

3. Thái Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên nhân văn. Hiện nay, loại hình du lịch văn hóa là đang là thế mạnh của du lịch tỉnh nhà, với trên 2000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó gần 100 di tích được xếp hạng Di tích cấp quốc gia, gần 400 di tích cấp tỉnh, là điều kiện tốt để xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng ở đây còn đơn điệu, nghèo nàn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng của địa phương và thiếu sức cạnh tranh trên thị trường so với các tỉnh lân cận, dẫn tới việc chưa thu hút được khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến Thái Bình. Đây là điều băn khoăn, trăn trở không chỉ của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch mà còn là sự nặng lòng của chính những người dân Thái Bình. Để góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Thái Bình” từ chất liệu là nguồn tài nguyên nhân văn và thực tế phát triển loại hình du lịch văn hóa trong phạm vi không gian một tỉnh.

4. Dù còn hạn chế về nhiều mặt, luận văn cố gắng tiếp cận đề tài theo phương pháp liên ngành, từ các ngả đường tâm lý học, xã hội học, sử học, nhân học văn hóa và chủ yếu là du lịch học…

5. Nhằm soi sáng cho vấn đề đang được đặt ra, trước hết luận văn tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như những lý thuyết về tài nguyên du lịch nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa, tổ chức - quản lý, bảo tồn di sản…; cũng như kinh nghiệm tổ chức loại hình du lịch này của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, coi đó là những bài học quý cho sự phát triển du lịch Thái Bình.

6. Ở những phần tiếp theo, luận văn giới thiệu và phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển du lịch văn hóa để chỉ ra thuận lợi và khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa Thái Bình. Để tìm hiểu thực trạng tài nguyên và hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh, luận văn đã khảo sát thực trạng tài nguyên du lịch văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý du lịch, nguồn nhân lực du lịch, thị trường và sản phẩm du lịch văn hóa, hoạt động xúc tiến du lịch… Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, số liệu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình và điều tra thực địa tại thành phố Thái Bình, các huyện trong tỉnh như Hưng Hà, Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư… nhằm tìm hiểu chính xác về thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về du lịch đối với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch; cũng như điều tra về số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa, đặc điểm thị trường khách…

7. Sau khi nêu lên kết quả khảo sát, luận văn rút ra được những thuận lợi và những mặt còn tồn tại trong thực tế phát triển. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch văn hóa Thái Bình. Trong đó, tập trung vào 7 nhóm giải pháp sau: (1) Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch, (2) Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, (3) Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch, (4) Giải pháp về thị trường, (5) Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa, (6) Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, và (7) Giải pháp về bảo tồn di sản.

8. Với những kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học du lịch cũng như trong việc nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa Thái Bình trở thành sản phẩm mang dấu ấn, đặc trưng riêng có của mảnh đất con người nơi đây, được nhiều người biết đến. Do còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và độc giả quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn và trưởng thành hơn trong nghiên cứu khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh 2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa, những vấn đề lý

luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục

3. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Bảo tàng Thái Bình (1999), Di tích khảo cổ học ở Thái Bình, Nxb Bảo tàng Thái Bình

5. Bảo tàng Thái Bình (1999), Di tích lịch sử văn hóa Thái Bình, tập 1, Nxb Bảo tàng Thái Bình

6. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.22-23

7. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam - công tác quản lý di sản văn hóa, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7, tr.58-59

8. Trịnh Xuân Dũng (2011), Du lịch Việt Nam nhìn lại việc thực hiện Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr.44-45

9. Phạm Minh Đức - Phạm Hóa (2010), Văn hóa làng ở Thái Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình xuất bản

10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội

11. Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triến du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr.28-29 12. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học

Xã hội

13. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11, tr.48

14. Đinh Gia Khánh (1999), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

15. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

16. Trường Khánh (2002), Hoàng Đế Triều Trần cội nguồn - ấn tượng dân gian, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội

17. Phạm Trọng Lê Nghĩa (2011), Phát huy vai trò quản lý nhà nước tại các điểm du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.58-59

18. Hữu Ngọc (2008), Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh Niên 19. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di

sản, Nxb Chính trị Quốc gia

20. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia

21. Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, tr.26-27

22. Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, tr. 32-33

23. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Thái Bình

24. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2009), Báo cáo nhân lực du lịch Thái Bình, Thái Bình

25. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2009), Báo cáo tình hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch của Thái Bình đến năm 2020, Thái Bình

26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2010), Báo cáo Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2010. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, Thái Bình

27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2011), Dự thảo Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 - 2020, Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)