6. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm dịch vụ du lịch. Nhìn chung, trong thời gian qua, nguồn nhân lực ở Thái Bình chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển du lịch, do đó việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay.
* Đối với nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch
Đào tạo mới, đào tạo lại về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ du lịch đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành.
Đào tạo mới chuyên gia các lĩnh vực đầu tư, tiếp thị tuyên truyền quảng cáo, quản lý khu du lịch, khu vui chơi giải trí.
Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Cử cán bộ, chuyên viên quản lý du lịch theo các khóa học đào tạo quốc tế, đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức, kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các đợt công tác, khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học với các tỉnh bạn và hội thảo quốc gia, quốc tế.
Xây dựng cơ chế khuyến khích, thu hút nhân tài, chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút nguồn nhân lực của tỉnh hiện đang học tập, nghiên cứu ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh về địa phương công tác.
* Đối với nguồn nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch
- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch trong doanh nghiệp. - Hoàn thiện công tác tuyển dụng.
- Chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch.
- Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng đối với người lao động. - Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động.
* Đối với lao động là người dân địa phương
Tổ chức các khóa học tuyên truyền, phố biến cho người dân về vị trí du lịch trong nền kinh tế của tỉnh, cách thức làm du lịch ở mỗi địa phương, giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường du lịch.
Tại các làng nghề thủ công truyền thống, đối với lao động chưa có nghề thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, đối với lao động đã có nghề, cần hỗ trợ kinh phí, có chính sách bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người dân tại chỗ hoặc tại các trung tâm dạy nghề địa phương, phát hiện những thợ giỏi để bồi dưỡng trở thành các nghệ nhân có trình độ tay nghề điêu luyện.
* Đối với đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại điểm
- Chuẩn hóa, áp dụng tiêu chuẩn nghề trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch. Các hướng dẫn viên, thuyết minh viên cần phải được tham gia các khóa học bồi dưỡng về nghiệp vụ, sau đó tham gia thẩm định trình độ tại trung tâm thẩm định trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề.
- Nâng cao khả năng ngoại ngữ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo lại, nâng cao kiến thức và khả năng sử dụng ngoại ngữ cho các hướng dẫn viên, thuyết minh viên.
- Tăng cường bổi dưỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp, nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý khách du lịch cho hướng dẫn viên thông qua các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, đảm bảo một đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên có đầy đủ điều kiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và hình ảnh du lịch của Thái Bình trên thị trường.
* Về cơ sở đào tạo du lịch
Hiện nay tỉnh chưa có trường đạo tạo về du lịch ở tất cả các cấp bậc: đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề. Xét về quy mô phát triển cũng như nhu cầu sử dụng lao động của ngành trong những năm tới thì Thái Bình chưa có nhu cầu thành lập mới các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch.
Tuy nhiên để bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trong ngành đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, tỉnh cần tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ du lịch trong các trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, trường cao đẳng Nghệ thuật Văn hoá , trường cao đẳng Sư Phạm.