7. Kết cấu của luận vă n:
1.2.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng
Cũng theo “Tài liệu tập huấn về Quản lý rủi ro tín dụng”, Hà Nội năm 2011 của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, một Ngân hàng trong quá trình hoạt
động thường đối mặt với các rủi ro chủ yếu sau :
Sơđồ 1.1: Các loại rủi ro chủ yếu trong Ngân hàng
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro - BIDV Nghệ An)
- Rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) là những rủi ro phát sinh do yếu tố con người (cẩu thả, gian lận, …) hoặc do sự sơ hở trong các quy trình tác nghiệp, sự yếu kém trong hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ; hoặc từ những thay đổi bất thường các yếu tố bên ngoài (cơ chế, chính sách của nhà nước, thiên tai dịch bệnh,…) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng.
- Rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra do sự thay đổi của các yếu tố thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán, giá cả hàng hóa, thay đổi thuếđột ngột, ảnh hưởng của chiến tranh, từ các yếu tố vĩ mô, trộm cắp lừa đảo,... làm ảnh hưởng tới giá trị tài sản trong bảng cân đối tài sản. Nói cách khác rủi ro thị trường chính là tổn thất giá trị tài sản ngân hàng (giảm lợi nhuận, giảm giá trị tài sản trên thị trường) do các biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán, giá cả hàng hóa. Rủi ro thị trường bao gồm: Rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro biến động giá cả chứng khoán, hàng hóa.
- Rủi ro lãi suất thể hiện ở chỗ tiềm tàng của ngân hàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lại lãi
Rủi ro tín dụng Các loại rủi ro chủ yếu trong ngân hàng Rủi ro Pháp lý, Rủi ro danh tiếng, Rủi ro tuân thủ,… Rủi ro Thị trường Rủi ro Thanh khoản Rủi ro ngoại hối Rủi ro Lãi suất Rủi ro Tác nghiệp Rủi ro Chiến lược
suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất và rủi ro quyền chọn đi kèm.
- Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về ngoại tiền tệ của các khoản ngoại hối ngân hàng đang nắm giữ và vì thế làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá biến động.
- Rủi ro thanh khoản phát sinh chủ yếu do ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để
cho vay dài hạn quá mức, gây ra tình trạng thiếu tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi, giải ngân và các nhu cầu tiền mặt khác. Nguyên nhân thường gây ra là do trình độ
quản trị thanh khoản kém hay do hiệu ứng rút tiền hàng loạt vì tin đồn thất thiệt. Như
chúng ta đã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ.
- Rủi ro giá cả là rủi ro phát sinh từ việc biến động giá cả tài sản cố định của ngân hàng, giá cả tài sản ngân hàng nhận làm TSĐB hay biến động giá cả các loại chứng khoán do ngân hàng nắm giữ.
- Rủi ro tín dụng (được trình bày riêng ở phần dưới đây)
Ngoài ra như ta thấy trong sơ đồ còn có nhiều loại rủi ro khác nữa, điển hình như: Rủi ro pháp lý; Rủi ro chiến lược; Rủi ro danh tiếng; Rủi ro tuân thủ; Rủi ro tài chính; Rủi ro hệ thống; Rủi ro trong hoạt động ngân hàng công nghệđiện tử,....