Một số chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An đến năm

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 104)

7. Kết cấu của luận vă n:

3.2.1.2. Một số chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An đến năm

đến năm 2015

a. Mục tiêu cụ thể của BIDV Nghệ An giai đoạn 2012-2015

Bng 3.1: Các ch tiêu kế hoch giai đon 2012-2015

Ch tiêu Kế hoch

Tổng tài sản Tăng bình quân 15%/năm Dư nợ tín dụng bình quân Tăng trưởng 14%/năm Huy động vốn bình quân Tăng trưởng 17%/năm

Định biên lao động cuối năm 205 người

Thu dịch vụ ròng bình quân Tăng trưởng tối thiểu 28%/năm Tỷ lệ nợ xấu Giữ mức độ <2%/ tổng dư nợ

Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người Tăng trưởng bình quân 15%./năm Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/ tổng doanh thu

ròng từ hoạt động kinh doanh 45% Tỷ trọng thu nhập ròng từ kinh doanh bán

lẻ/ tổng thu nhập ròng 33,8%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nghệ An)

Đối với BIDV Nghệ An mục tiêu đặt ra là phải trở thành ngân hàng hàng đầu tại Nghệ An về quy mô cũng như chất lượng phục vụ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng trọn gói với công nghệ hiện đại, các sản phẩm dịch vụđa dạng và có chất lượng cao, hoạt động với phương thức linh hoạt, mở rộng mạng lưới tới các địa điểm có vị trí kinh doanh thuận lợi trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện, thị xã lân cận.

Tầm nhìn, sứ mạng của BIDV Nghệ An là phấn đấu đến năm 2015 trở thành ngân hàng kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực.

Mục đích hoạt động của BIDV Nghệ An là trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu trên địa bàn Nghệ An nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng. Qua những nhận định nêu trên, mục tiêu chiến lược được lựa chọn là xây dựng BIDV Nghệ An trở thành một ngân hàng thương mại hỗn hợp hàng đầu khu vực Bắc Trung Bộ, hoạt động đa năng - Đa lĩnh vực dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại

b. Những vấn đề đặt ra trong quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh:

Để thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh đến 2015, công tác quản trị rủi ro tín dụng là rất quan trọng và quyết định tính “ tồn tại” của Chi nhánh, chính vì vậy Ban lãnh đạo chi nhánh cần đặt ra những vấn đề trọng tâm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay như sau:

- Cần tập trung đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành. Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng,

đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng.

- Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, Phòng QLRR phối hợp với Phòng KHTH xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

- Đặc biệt Phòng QLRR cần quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm

ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

- Cần nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. Có kế

hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định..

- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản

đảm bảo nợ vay của chi nhánh.

- Thực hiện việc xử lý nợ xấu: Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý

tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...). Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền). Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý; Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ...

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám

đốc tại các phòng và các đơn vị trực thuộc.

- Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh.

- Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.

Định hướng tín dụng của BIDV Nghệ An trong thời gian tới nhằm duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ tín dụng bền vững đối với khách hàng truyền thống, tiếp cận và xem xét có chọn lọc phương án, dự án đối với khách hàng mới. Đưa dư nợ tín dụng trong tầm kiểm soát được, tỷ lệ nợ xấu dưới 1.5% trên tổng dư nợ, tăng trưởng tín dụng bền vững, cân đối với tăng nguồn vốn huy động được

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)