7. Kết cấu của luận vă n:
2.2.3. Quy trình cấp tín tại BIDV Nghệ an
Đểđảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV đã ban hành quy trình cấp tín dụng cho khách hàng bằng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quy trình quy định cấp tín dụng tại BIDV đầy đủ và bài bản như quy trình cho vay ngắn hạn, trung dài hạn; Quy trình 3999 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng; quy trình cho vay thi công xây lắp 6480/QĐ-PTSP, quy
định cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay dự án thủy điện, quy định tài trợ nhập khẩu
đảm bảo bằng lô hàng nhập số 3649/QĐ-PTSP….Hiện tại Chi nhánh đã triển khai và
đang áp dụng.
Quy trình cho vay đối với khách hàng bao gồm các bước:
Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập đề xuất tín dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng.
Bước 2: Thẩm định rủi ro Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng
Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt Bước 5: Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh Bước 6: Giám sát và kiểm soát
Bước 7: Điều chỉnh tín dụng Bước 8: Thu nợ gốc, lãi và phí Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn Bước 10: Thanh lý hợp đồng
Theo quy trình này việc cấp tín dụng cho khách hàng tùy theo mức phán quyết tín dụng mà BIDV đã giao cho Chi nhánh trong từng thời kỳ, có thể qua phòng QLRR hoặc không qua phòng QLRR.
Nếu hồ sơ tín dụng của khách hàng thuộc thẩm quyền phán quyết phải qua phòng QLRR thì hồ sơ đó khi được cấp tín dụng phải qua 3 bộ phận độc lập là phòng quan hệ khách hàng (QHKH), phòng QLRR và phòng quản trị tín dụng (QTTD).
Nếu hồ sơ tín dụng không thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng qua phòng QLRR thì chỉ thực hiện qua 2 bộ phận độc lập là phòng QHKH và phòng QTTD.
Nếu hồ sơ vượt thẩm quyền phán quyết tín dụng của Giám đốc Chi nhánh thì phải thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở. Trong trường hợp này thì Hội đồng tín dụng cơ sở có thẩm quyền cao nhất để ra quyết định cấp tín dụng, còn nếu vượt thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh sau khi qua Hội đồng tín dụng cơ sở thì Chi nhánh sẽ trình toàn bộ hồ sơ về BIDV xem xét (tất cả các hồ sơ tín dụng nếu thông qua Hội
đồng tín dụng cơ sởđều phải qua phòng QLRR).
Sơđồ 2.2 Quy trình cấp tín dụng tại BIDV Nghệ an
(Nguồn: Phòng Quản ly rủi ro – BIDV Nghệ An)
BIDV không ngừng cải tiến mô hình và quy trình để nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần tăng trưởng tín dụng bền vững, cụ thể năm 2008 BIDV ban hành Quyết định 4275/QĐ-VP quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng thay thế các quy định trước đây và
đến tháng 7/2009, một lần nữa BIDV đã ban hành Quyết định 3999/QĐ-QLTD1 thay thế Quyết định 4275.
Bên cạnh đó, sự tuân thủ quy trình tín dụng của Chi nhánh có những thời điểm chưa nghiêm túc và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống, thiếu sự phân tích, thẩm định tín dụng của quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quy trình thu thập thông tin, phân tích, xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Quá trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay lỏng lẻo, nhiều khoản giải ngân bằng tiền mặt theo quy định tối đa là 10 ngày phải kiểm tra sử dụng vốn vay nhưng quá 10 ngày chưa được kiểm tra hoặc có kiểm tra nhưng sơ sài, mang tính chất đối phó, nhiều lần các đoàn kiểm tra của Chi nhánh và có cả đoàn kiểm tra của BIDV yêu cầu chấn chỉnh nhưng việc này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Sau đây là một số ví dụđiển hình dẫn đến tổn thất cho Ngân hàng"
Khách hàng P.QHKH QHKH PGĐ P.QTTD P.QLRR GĐ phụ trách QLRR HĐTD cơ sở Trình BIDV
DNTN Lâm Vinh với ngành nghề là mua bán gỗ. Doanh nghiệp này đã vay với số tiền là 11 tỷđồng, được đảm bảo bằng tài sản là nhà, đất, xe và cầm cố tài sản hình thành trong tương lai là gỗ. Đối với tài sản cầm cố là gỗ, Doanh nghiệp đã tự ý bán mà không thông qua Ngân hàng, đến khi Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất cân đối tài chính thì không còn khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Qua sự việc trên cho thấy, đây là loại rủi ro giao dịch, mà chính xác là rủi ro
đảm bảo, tài sản được đảm bảo là gỗ nhưng ngân hàng chưa có biện pháp quản lý tài sản tốt sau khi cho vay, tuy ngân hàng có ký hợp đồng ba bên về việc quản lý hàng hóa là gỗ giữa ngân hàng, Doanh nghiệp và Cảng vụ, nhưng Cảng vụ lại không có chức năng này. Vì vậy để lại hậu quả là ngân hàng phải bị tổn thất hàng tỷđồng.
Đối với hai trường hợp sau đây thì thuộc loại rủi ro danh mục, nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, mặc dù ngân hàng đã tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình tín dụng từ khâu kiểm tra ban đầu, xét duyệt cho vay và giám sát sau khi cho vay nhưng vì nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng:
DNTN Hoành Vũ, ngành nghề kinh doanh là xây dựng công trình dân dụng, thủy lợi, giao thông, san lấp mặt bằng, mua bán vật liệu xây dựng. Nguyên nhân gây ra rủi ro là do công trình thi công bị chậm thanh toán và bị cắt giảm cự ly nghiệm thu trong khi doanh nghiệp huy động mọi nguồn vốn để thi công gồm nợ vay ngân hàng và vay khác phải trả lãi cao với thời gian dài nên doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn
đến không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Doanh nghiệp đã ngưng hoạt động và chủ
doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi địa phương.
DNTN Hoài An, ngành nghề kinh doanh là san lấp mặt bằng, nạo vét kênh mương sông hồ. Nguyên nhân gây ra rủi ro: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, Doanh nghiệp đã ngưng hoạt động và tự ý giải thể.
Như vậy, việc chuyển đổi hoạt động tín dụng theo mô hình TA2 đã đảm bảo tách bạch được các chức năng đề xuất tín dụng, xét duyệt cho vay và quản trị sau cho vay, tránh tình trạng "hai tay" như trước kia là lẫn lộn giữa hoạt động marketing đề
xuất tín dụng với duyệt vay và quản trị sau cho vay, tất cảđều được thực hiện bởi một cán bộ tín dụng. Đồng thời, việc quản lý RRTD cũng đã được lồng ghép vào quá trình duyệt vay thay vì chỉ quản lý sau khi cho vay như trước kia.
Khối QTRR chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của Ngân hàng. Chức năng QTRR phải được nằm trong các quy trình nghiệp vụ.
2.2.4. Theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay và xác định dấu hiệu của các khoản
vay có vấn đề, nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay
Sau khi cấp tín dụng, BIDV Nghệ An duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thể cảnh báo sớm và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề cần kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cấp tín dụng gồm: Tình hình sử dụng vốn vay và thực hiện phương án vay vốn của khách hàng; Tình hình trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng; Tình trạng tài sản đảm bảo tiền vay; Tình hình tài chính của khách hàng; Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh trạnh của khách hàng; Các thông tin về thị trường mà khách hàng đang hoạt động.
Ngày 15/09/2008, Tổng Giám đốc BIDV Việt Nam ban hành quyết định số
245/QĐ-TGĐ bành hành "Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng" với mục đích là nhằm xác định mức độđạt được so với yêu cầu theo quy định về cho vay của Ngân hàng NNHN, của BIDV và cam kết của khách hàng trong suốt quá trình cho vay, quản lý khoản vay và thu hồi, tất toán khoản vay. Theo
đó, các thành viên tham gia việc theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay bao gồm:
- Cán bộ phòng Quan hệ khách hàng (cán bộ phòng quan hệ khách hàng cá nhân, phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp) Kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi giải ngân; Cán bộ QTTD nhập dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hệ thống phần mềm và duy trì các dữ liệu trong suốt quá trình khách hàng còn dư nợ tại BIDV; báo cáo đề xuất với lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng và người có thẩm quyền. Rà soát, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng; Hoàn chỉnh hồ
sơ cho vay, nhập và duy trì dữ liệu trên hệ thống phần mềm; Báo cáo, đề xuất lãnh
đạo phòng quan hệ khách hàng và người có thẩm quyền.
Lãnh đạo phòng QHKH: Bố trí, đôn đốc cán bộ trong phòng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay; kiểm soát các dữ liệu cán bộ QHKH đã nhập và duy trì dữ liệu trên hệ thống phần mềm trong suốt quá trình khách hàng có dư nợ tại BIDV đồng thời thực hiện các công việc thuộc phần hành của mình trên hệ thống phần mềm; báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý đối với người có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện sai sót hoặc có dấu hiệu rủi ro, lập báo cáo
định kỳ và đột xuất cho người có thẩm quyền trực tiếp và các phòng ban liên quan; Bố
kiểm tra đôn đốc cán bộ giám sát việc hoàn thiện hồ sơ cho vay, nhập và duy trì dữ
liệu trên hệ thống phần mềm báo cáo và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro với người có thẩm quyền; nộp báo cáo định kỳ và đột xuất cho người có thẩm quyền trực tiếp và các phòng ban liên quan theo quy định của BIDV.
- Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro: Bố trí và đôn đốc cán bộ trong phòng thực hiện việc kiểm tra, giám sát trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng, quản lý và phối hợp với cán bộ QHKH xử lý các khoản nợ có vấn đề. Báo cáo và đề
xuất biện pháp xử lý với người có thẩm quyền; nộp báo cáo định kỳ và đột xuất cho người có thẩm quyền trực tiếp và các phòng ban liên quan theo quy định của BIDV.
- Người có thẩm quyền: Chỉ đạo phòng QHKH, phòng QLRR tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; quyết định các vấn đề liên quan đến khoản vay, xử lý nợ và xử lý tài sản đảm bảo trong phạm vi thẩm quyền.
Trong quyết định này phân định cụ thể quy trình kiểm tra giám sát đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, quy trình kiểm tra giám sát đối với khách hàng là cá nhân hộ gia đình. Các bước cần thực hiện đối với người tham gia kiểm tra giám sát cũng đã được quy định cụ thể rõ ràng trong mỗi giai đoạn: trước khi giải ngân, trong khi giải ngân, sau khi giải ngân và lưu hồ sơ. Phương pháp theo dõi giám sát việc sử
dụng vốn vay của khách hàng bao gồm: Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ. Thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ. Đôn đốc khách hàng gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo theo quy
định phục vụ việc quản lý và giám sát khách hàng của BIDV. Kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ và đột xuất khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro bằng các hình thức cụ thể: kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản hoặc chi phí tương úng; Định kỳ hàng năm, phân tích đảm bảo nợ vay, chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng. Cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp Ban Giám đốc có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định xử lý trong quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng. BIDV sử dụng mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng để bảo đảm tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng và để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mô hình chấm điểm, xếp hạng được áp dụng cho tất cả các khách hàng và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống BIDV. Hạng tín dụng của khách hàng được xác định trên cơ
được ngân hàng hiệu chỉnh lại sau khi xác minh thực tế chứ không chỉ hoàn toàn dựa vào các báo cáo do khách hàng cung cấp. Việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng được sử
dụng để tính toán mức thiệt hại dự kiến của khoản vay; ấn định lãi suất cho vay đối với từng khách hàng cụ thể theo nguyên tắc khoản vay nào có mức thiệt hại dự kiến càng cao thì lãi suất cho vay càng cao và ngược lại; đồng thời làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro và áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng; Xây dựng các phương án, biện pháp, quản lý thu hồi nợ vay đối với từng khoản vay hoặc từng hợp đồng tín dụng của khách hàng; Cập nhật, bổ sung các dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hồ sơ theo quy định.
Trong những năm qua, BIDV Nghệ An đã không ngừng tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng nên đã giảm được tỷ lệ nợ
xấu, nợ quá hạn. Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn Đơn vị: tỷđồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng (giảm) Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng (giảm) Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng (giảm) 1. Nợ mất vốn 8 0,35 -26,82 7 0,26 -12,5 5,8 0,2 -17,14 2. Nợ xấu 16,5 0,72 25,15 19,4 0,72 17,57 29,55 1,04 52,32 3. Nợ quá hạn 12,62 0,55 5,38 13,67 0,51 8,32 15,5 0,55 13,39 4. Tổng dư nợ 2.296,2 100 26,6 2.685,2 100 16,94 2.832,3 100 5,48
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Nghệ An )
Năm 2010, nợ xấu của chi nhánh là 16,5 tỷ đồng trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 8 tỷđồng chiếm 0,35 % tổng dư nợ đến năm 2012 dù nợ xấu có tăng lên 29,55 tỷ đồng nhưng nợ có khả năng mất vốn giảm còn 5,8 tỷ đồng chiếm 0,2% tổng dư nợ. Nợ xấu tăng lên là do nền kinh tế nhưng năm gần đây đang bị khủng hoảng trầm trọng, nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Nhưng nợ mất vốn lại giảm qua các năm cụ thể năm 2011 giảm 1 tỷđồng còn 7 tỷđồng giảm 12,5% chiếm 0,26% tổng dư nợ và đến năm 2012 nợ mất vốn còn lại 5,8 giảm 17,14% chiếm 0,2% tổng dư nợ.
Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng dư nợ. Tuy số tuyệt
bảng trên ta cũng thấy rằng, nợ có khả năng mất vốn giảm cả về số tương đối lẫn tuyệt
đối trong năm 2010, 2011 và 2012. Như vậy có thể nói, công tác quản lý và ngăn ngừa rủi ro tín dụng của chi nhánh bước đầu đạt hiệu quả tốt. Hiện tại khả năng gặp phải rủi