Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 117)

7. Kết cấu của luận vă n:

3.3.8. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ áp dụng biện pháp bảo hiểm tiền vay để hạn chế tốt rủi ro xảy ra là cực kì quan trọng. Vì TSĐB là nguồn thu nợ thứ hai nếu có rủi ro tín dụng xảy ra. Khi khách hàng không thể trảđược vay nhưđã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng phải xử lý TSĐB nợ vay để

thu hồi nợ. TSĐB tốt, đầy đủ tính hợp pháp, có khả năng phát mại cao, đánh giá đúng giá trị thực tế thì sẽ hạn chếđược tổn thất xảy ra. Một số giải pháp cần thực hiện:

Hoàn thành về mặt pháp lý của các tài sản đảm bảo tiền vay để thuận lợi trong việc xử lý tài sản đảm bảo, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử lý một số tài sản đảm bảo tiền vay cho thấy tính sở hữu về tài sản không rõ ràng, không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn (cơ quan công chứng không chịu công chứng hợp đồng, người mua e ngại…). Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không đăng kí sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xưởng, công trình trên đất), ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng kí tài sản trên gặp nhiều khó khăn về

thủ tục… nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất thế chấp tại chi nhánh chưa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ vềđảm bảo tiền vay không đầy đủ gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Đểđảm bảo rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận về việc hoàn thiện thủ tục đăng kí sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.

Theo tôi đây là một biện pháp rất tốt, chính vì vậy trong thời gian tới các ngân hàng sẽ

áp dụng một cách hoàn chỉnh hơn, linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình( đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa,…Nhất là

đối với khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị cơ giới. Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể

những tổn thất.

Một trong những vấn đềđáng quan tâm nhất là trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo, trong trường hợp này cán bộ QHKH cần phải yêu cầu khách hàng tiến hành các thủ tục theo đúng quy định của BIDV, của pháp luật bao gồm: Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi được đơn vị trực tiếp cho vay yêu cầu (theo các quy định của pháp luật). Nội dung cam kết này phải được thể

hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Văn bản chấp thuận của Chính phủ

về việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng (nếu việc cho vay không có bảo

đảm theo chỉđịnh của Chính phủ)

BIDV Nghệ An đang tổ chức định giá tài sản khách hàng bằng cách là thành lập tổ định giá khách hàng (cấp phòng đối với những tài sản đảm bảo dưới 2 tỷ) và Hội

đồng định giá (cấp chi nhánh đối với những tài sản đảm bảo trên 2 tỷ), tuy nhiên cách làm này không mang lại hiệu quả cao, thiếu tính chính xác, vì vậy Chi nhánh có thể

thuê công ty thẩm định tài sản định giá tài sản đảm bảo như thế vừa đảm bảo tính công bằng, tính chính xác và khiến khách hàng hài lòng về phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp của ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)