Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhàn ướ c

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 120)

7. Kết cấu của luận vă n:

3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhàn ướ c

Ngân hàng Nhà nước nên rà soát lại các văn bản, quyết định chồng chéo, thiếu

đồng bộ, không còn phù hợp với thực tếđể hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.

Có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển ổn định và vững chắc nhằm làm giảm rủi ro do các thị trường đó gây ra như

tính thanh khoản, pháp lý,…

Cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo phân loại nợ và bị động: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng.

Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường để đưa ra các nhận định khách quan mang tính khoa học và thực tiễn cao, đặc biệt liên quan tới hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách hoạt động của mình. NHNN cần tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ phòng chống rủi ro cho các NHTM.

Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên và dưới nhiều hình thức để ngăn chặn những vi phạm trong hoạt động tín dụng. Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có kiến thức chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật liên tục về hệ thống chính sách, pháp luật để có thể

tham gia giám sát tốt hoạt động của các ngân hàng cũng nhưđưa ra các nhận định tích cực, mang tính chất xây dựng cho các ngân hàng.

Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng CIC. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, các ngân hàng chưa thể xây dựng được trung tâm thông tin hoàn thiện của riêng mình thì việc chia sẻ thông tin giữa CIC và các ngân hàng cần được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)