7. Kết cấu của luận vă n:
1.4.6.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng =
Tổng dư nợ
Theo quy định về phân loại nợ của TCTD trong quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 có mức trích lập dự phòng rủi ro cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ - Giá trị khấu trừ
của tài sản đảm bảo
Ngoài ra các ngân hàng được yêu cầu trích dự phòng chung ở mức 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Kể từ năm 2010 các ngân hàng phải trích chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả
năng thu hồi nợ thấp. Ngược lại nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ
theo quy định.
Tóm tắt chương 1
Về cơ bản chương 1 đã nêu qua tổng quan về ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng thương mại, các loại tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Chương 1 đã trình bày một cách khái quát cơ sở lý luận về rủi ro và rủi ro tín dụng cũng như các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, nội dung của công tác quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại và làm rõ được sự cần thiết của công tác quản trị tín dụng. Trong chương 1 tác giả còn trình bày Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và các nguyên tắc của Ủy ban Basel về
giám sát ngân hàng - một trong những mô hình hiện nay được rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng thành công đó là xây dựng một mô hình QTRRTD theo quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Làm rõ hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An trong thời gian qua ở
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV NGHỆ AN