Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 101)

7. Kết cấu của luận vă n:

3.1.6. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng

định được tầm quan trọng của mình và được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng, một lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt, khi mà sự khác nhau giữa các Ngân hàng là rất mong manh thì hoạt động marketing Ngân hàng lại càng không thể thiếu. Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng, Chi nhánh cần phải có chiến lược lôi kéo khách hàng thông qua đẩy mạnh hoạt động marketing, tìm hiểu nhu cầu vốn hướng tới những dự án có tính khả thi cao.

Trước hết, Chi nhánh cần phải là người chủđộng tìm kiếm khách hàng, tiếp thị đến khách hàng, lựa chọn những khách hàng tốt để cấp tín dụng. Bởi trong môi trường hiện nay, Ngân hàng không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với những NHTM trong nước mà còn phải cạnh tranh với những Ngân hàng nước ngoài, các Ngân hàng đều có những phương thức riêng để thu hút khách hàng về phía mình, về số

lượng Ngân hàng cũng ngày càng tăng lên.

Thông qua cơ quan quản lý nhà nước, mạng thông tin, các mối quan hệ công chúng, chi nhánh tích cực tìm kiếm những khách hàng mới có năng lực tài chính, dự

án khả thi tiếp thị về hoạt động tại chi nhánh, nâng cao chất lượng phục vụ để khách hàng sử dụng các sản phẩm tại chi nhánh.

Chi nhánh cần nghiên cứu thị trường, xác định trước nhu cầu của thị trường trong thời gian tới, đề xuất ý kiến với BIDV trong việc hoạch định phương hướng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường tài chính tiền tệ trong nước và thế giới. Tìm hiểu các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để nghiên cứu đưa ra những sản phẩm tương tự và biểu phí có tính cạnh tranh, thu hút khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Đối với các sản phảm mới, triển khai sau các TCTD khác cần phải có sự khác biệt, chất lượng tối thiểu bằng các ngân hàng khác đã tham gia triển khai. Rà soát các sản phẩm đã triển khai, chủ động đề xuất Ban lãnh đạo về

việc triển khai các sản phẩm mới ưu việt, có hiệu quả cao. Đối với hoạt động tín dụng, khách hàng mà Chi nhánh cần mở rộng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh khách hàng truyền thống đang làm ăn ngày càng có hiệu quả. Vì vậy, Chi nhánh cần lựa chọn chính sách marketing chú trọng vào đối tượng khách hàng đầy tiềm năng này. Chi nhánh cần tăng cường các hoạt động như: Tờ rơi, quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh, các hình thức khuyến mại, hoạt động tuyên truyền, quảng bá sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư, đưa hình ảnh BIDV Nghệ an đến gần với khách hàng hơn, nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn.

Cách marketing có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng là tích cực phát triển thương hiệu BIDV nói chung và BIDV Nghệ an nói riêng trên địa bàn thông qua xây dựng hình ảnh một ngân hàng với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, nhiệt tình và chu đáo với khách hàng. Một Chi nhánh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ

tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng và kéo khách hàng về gần ngân hàng hơn...

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)