7. Kết cấu của luận vă n:
3.3.2. Xây dựng chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng phù hợp
- Xác định một số giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh: + Xác định mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngành nghề phù hợp tại từng giai đoạn trên cơ sở phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực.
+ Rà soát nhóm các khách hàng liên quan tại Chi nhánh, phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính và các chi nhánh khác trong hệ thống để xác định giới hạn dư nợ cho một khách hàng, nhóm khách hàng trong toàn hệ thống BIDV tuân thủ quy định của NHNN về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động.
+ Xây dựng tiêu chí xác định nhóm khách hàng liên quan là các doanh nghiệp nhà nước, nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nhóm khách hàng cá nhân.
- Xây dựng, quản lý và giám sát danh mục cho vay:
Chi nhánh cần chú trọng hơn đến việc xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả trong từng thời kỳ, tính toán tổn thất tín dụng theo từng ngành, lĩnh vực. Vốn cho vay phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề, thực hiện phân tán rủi ro tín dụng. Tại Chi nhánh, trước mắt nên tập trung vào các ngành nghề như thương mại, khách hàng bán lẻ và giảm dần cho vay thi công xây lắp, kinh doanh sắt thép.
Danh mục cho vay phải được rà soát và có báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và các biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro.
- Xây dựng chính sách khách hàng:
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại như hiện nay thì bất kỳ một ngân hàng nào cũng đã phải xây dựng một chính sách khách hàng phù hợp nhằm duy trì được nền khách hàng của mình đồng thời thu hút được các khách hàng mới. Ở nội dung này, luận văn tập trung vào một số vấn
đề cần quan tâm nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc xây dựng chính sách khách hàng trong quan hệ tín dụng tại Chi nhánh:
Xây dựng chính sách khách hàng ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống, có hoạt động kinh doanh hiệu quả, vay trảđầy đủ….Trên cơ sở đánh giá lợi ích tổng thể từng khách hàng, mức độ RRTD, mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán chéo, để có sự ưu đãi về lãi suất tiền vay, phí của các sản phẩm dịch vụ, lãi suất tiền gửi khi các khách hàng đầu tư tiền gửi, chính sách bảo đảm tiền vay…, đồng thời cần sẵn sàng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng.
Đối với khách hàng hoạt động không hiệu quả, đã phát sinh nợ xấu hoặc tiềm
ẩn nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5); Ngân hàng cần xây dựng lộ trình giảm dần dư
nợ hiện tại và thực hiện bằng các biện pháp kiên quyết, khéo léo để thu hồi nợ, việc cho vay mới chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian thực hiện lộ trình giảm dư nợ vay trên cơ sở các phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi và Ngân hàng kiểm soát được nguồn thu. Đồng thời, tăng cường tài sản đảm bảo cho các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro.
Chính sách khách hàng phải có sự gắn kết giữa các chính sách tín dụng với các cam kết về việc sử dụng dịch vụ bán chéo nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng và tăng nguồn thu cho ngân hàng từ các hoạt động phi lãi như: dịch vụ quản lý dòng tiền tập trung, chuyển tiền, thanh toán, phát hành thẻ, thu hộ - chi hộ, tài trợ thương mại, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,….
Thường xuyên coi trọng công tác tổ chức hội thảo, hội nghị với khách hàng, tăng cường sự giao lưu hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng, xây dựng mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng, trao đổi thường xuyên rút kinh nghiệm làm cho mối quan hệ hai bên càng bền vững. Trang bị kiến thức marketing cho cán bộ,
đẩy mạnh các hình thức quảng cáo thông qua chính các khách hàng hiện có, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí….