7. Kết cấu của luận vă n:
2.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình QTRRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; Các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
Trong khuôn khổ đề án cơ cấu lại các NHTM Nhà nước, BIDV đã được sự hỗ
trợ kỹ thuật từ nguồn viện trợ của quỹ ASEM thông qua Ngân hàng thế giới. Từ tháng 9/2008, hoạt động tín dụng của BIDV nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng được chuyển sang thực hiện theo mô hình và quy trình cấp tín dụng mới, tuân theo khuyến nghị của các chuyên gia trực thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (thuộc dự án TA2 - Technical Assistant 2).
Chi nhánh đã tách hoạt động tín dụng với hoạt động phi tín dụng và hoạt động hỗ
trợ kinh doanh, tách bộ phận tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, tách bộ phận tín dụng thành 3 bộ phận riêng rẽ thuộc ba khối khác nhau là: Bộ phận quan hệ khách hàng (QHKH); Bộ phận quản trị tín dụng (QTTD); Bộ phận quản lý rủi ro (QLRR).
Chi nhánh đã thực hiện theo nguyên tắc chung của BIDV cụ thể là: Giám đốc phụ trách khối QLRR; Người phụ trách khối QLRR thì không đồng thời phị trách khối QHKH và khối các đơn vị trực thuộc, khối tác nghiệp; Người phụ trách khối QHKH và khối đơn vị trực thuộc thì không đồng thời phụ trách khối tác nghiệp. Theo mô hình này, các phòng có chức năng chuyên môn hóa cao hơn để nâng cao tính khách quan và phản biện tín dụng độc lập.
+ Phòng QHKH: thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối dịch vụ một của cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và đưa ra chính sách giá tổng thểđối với khách hàng. Phòng QHKH là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.
+ Phòng QLRR: Thực hiện thẩm định chuyên sâu, độc lập với mục đích nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy định, chính sách của BIDV và NHNN; Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành; Quản lý, giám sát, phân tích
đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; Thực hiện việc xử lý nợ xấu, giám sát việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo.
+ Phòng QTTD: có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ chứng từ giải ngân, thực hiện hạch toán, nhập dữ liệu khoản vay; giải ngân, thu nợ; hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ
vay vốn và tài sản đảm bảo cho từng khoản vay; giám sát sau cho vay, thu nợ và thực hiện các chếđộ báo cáo theo đúng quy định.
Như vậy, việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình TA2 đã đảm bảo tách bạch
được các chức năng đề xuất tín dụng, xét duyệt cho vay và quản trị sau cho vay, tránh tình trạng "hai tay" như trước kia là lẫn lộn giữa hoạt động marketing, đề xuất tín dụng với duyệt vay và quản trị sau cho vay, tất cả đều được thực hiện bởi một cán bộ tín dụng. Đồng thời, việc quản lý rủi ro tín dụng cũng đã được lồng ghép vào quá trình duyệt vay thay vì chỉ quản lý sau khi cho vay như trước kia.
Khối QLRR chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng. Chức năng QLRR phải được nằm trong các quy trình nghiệp vụ.