7. Kết cấu của luận vă n:
3.1.5. Tăng cường các biện pháp quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn, nợ
hạn, nợ xấu
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh luôn xây dựng chính sách hạn chế rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất... Cán bộ tín dụng thường xuyên theo sát tình hình thực tế cơ sở, đôn đốc thu nợ, lãi đúng hạn, thanh tra chất lượng tín dụng định kỳ hoặc đột xuất dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể về chấp hành các thủ tục quy chế cho vay; phối hợp cùng những khách hàng gặp khó khăn để tìm biện pháp tháo gỡ, không để nợ quá hạn phát sinh lớn, chủ động nhằm giảm thấp nợ quá hạn; thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn, các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro; đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu nhằm góp phần lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính; kiên quyết không để phát sinh nợ xấu, duy trì nợ xấu ở mức dưới 3%.
Qua theo dõi, giám sát tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng phải luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung và dài hạn để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất luôn đe dọa các Ngân hàng bởi mức độ rủi ro của các khoản vay trung và dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Chính vì vậy việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp càng cẩn trọng bao nhiêu thì hiệu quả tín dụng càng được bảo đảm bấy nhiêu. Việc dự báo này phải được thực hiện liên tục và thường xuyên không chỉ trước khi đưa ra phán quyết mà cả trong suốt quá trình giải ngân vốn cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay. Đồng thời, Chi nhánh phải thường xuyên đánh giá phân loại nợ, đánh giá các khoản nợ theo các khoản nợ tổn thất khác nhau, định lượng rủi ro tín dụng có thể xảy ra, thực hiện việc trích lập dự phòng cụ thể đúng quy định để có những biện pháp bù
đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, Chi nhánh chủđộng xây dựng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Nhưng không
được xem quỹ này có tác dụng giảm rủi ro mà là để chống đỡ cho vốn của chủ sở hữu khi tổn thất xảy ra.
hình thức tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng thu hồi vốn để có chính sách xử lý phù hợp
đối với từng khoản nợ. Triển khai các biện pháp quyết liệt đối với khách hàng chây ỳ
trong việc trả nợ ngân hàng; quản lý tốt các rủi ro để tiếp tục quan hệ tín dụng trong các giới hạn an toàn cho phép để nâng cao chất lượng tín dụng.
Tận thu nợ xấu, nợ quá hạn để tăng thu nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các cơ cấu tín dụng, các giới hạn tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực và cam kết, chỉ tăng trưởng khi kiểm soát tốt được các doanh nghiệp- khách hàng với các
điều kiện tín dụng được bảo đảm.
Đối với các khoản vay tiềm ẩn nợ xấu: Tập trung phân tích rõ nguyên nhân của các đơn vị hiện tại có dư nợ vay được xác định tiềm ẩn tín dụng, khả năng sẽ quá hạn, có dư nợ xấu phát sinh... từđó có giải pháp phối hợp cùng các đơn vị để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, chủ động tìm nguồn trả nợ, tăng cường các khoản phải thu nhằm giảm dần dư nợ.
Đối với công tác xử lý nợ quá hạn: Trong nhiều trường hợp, người vay có khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, Chi nhánh có thể áp dụng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh như cho vay thêm, gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… Nếu doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh là do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh, ngân hàng có thể giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi phạt quá hạn cho bên vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng hướng dẫn, tư vấn cho người vay trên nhiều khía cạnh: Hướng sản xuất kinh doanh, thị trường, sản phẩm nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu hồi lợi tức ở người vay hoặc gia hạn cấp thêm tín dụng để tăng sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp những khoản vay không có khả năng thu hồi, Chi nhánh có thể áp dụng chính sách xiết nợ và thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tài khoản tiền gửi.
Đối với trình duyệt hồ sơ xử lý rủi ro: chủ động hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với các khoản vay, các khách hàng có nợ xấu đã được phân tích, xếp loại trình Hội sở để tạm thời sử dụng dự phòng rủi ro xử lý chuyển ngoại bảng, nhằm mục đích tháo gỡ
khó khăn giúp khách hàng phục hồi sản xuất có nguồn trả nợ ngân hàng.