7. Kết cấu của luận vă n:
2.1.2. Chức năng và nghiệp vụ chủ yếu của BIDV Chi nhánh Nghệ An
- Chức năng chủ yếu của BIDV Chi nhánh Nghệ An
Ngân hàng là một trong những ngành có lịch sử hoạt động lâu đời trên thế giới, cho đến nay hoạt động Ngân hàng luôn giữ được vị trí quan trọng trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội. “Ngân hàng là loại hình tổ chức được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”1.
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung
ứng các dịch vụ thanh toán” 2.
Như vậy, có thể khái quát chức năng chủ yếu của ngân hàng là một loại định chế
tài chính trung gian mà qua đó các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại và chính các nguồn vốn này sẽđược sử dụng nhằm hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong xã hội với mức lãi suất cao hơn. Ngoài ra, thông qua hoạt động của mình các ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng đa dạng phù hợp nhu cầu của các thành phần kinh tế trong xã hội, từđó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
- Một số nghiệp vụ chủ yếu của BIDV Chi nhánh Nghệ An:
+ Nghiệp vụ huy động vốn: BIDV Chi nhánh Nghệ An với vai trò là người đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn trong toàn xã hội cụ thể là trong địa bàn Tỉnh Nghệ An, sau đó sử dụng để cung cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Hoạt động này giúp tập trung các nguồn lực phân tán trong xã hội thành các nguồn lực mạnh mẽ phục vụ cho nhu cầu phát triển của quốc gia. Nguồn vốn huy động gồm có:
Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (còn được gọi là tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán);
Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân; Tiền gửi tiết kiệm của dân cư;
Nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ
tiền gửi …
+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh nguồn vốn: hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động mua bán các loại ngoại tệ nhằm phục vụ cho mục tiêu thu lợi nhuận từ sự chênh lệch, biến động giá cả của các loại ngoại tệ; hoạt động này cũng nhằm mục tiêu phục vụ cho nhu cầu mua bán các loại ngoại tệ của khách hàng để
thanh toán nước ngoài hoặc chuyển đổi ngoại tệ thu được thành nội tệ để mua nguyên nhiên vật liệu trong nước.
Hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất của các nguồn vốn là các hoạt động liên quan đến mua và bán hoặc làm đầu mối tìm kiếm và giao lại cho các định chế tài chính khác các nguồn vốn để hưởng chênh lệch lãi suất có lợi. Hoạt động này ngày càng được các ngân hàng quan tâm vì nó mang lại lợi nhuận rất lớn nếu ngân hàng có biện pháp, nguyên tắc an toàn chuẩn mực trong việc quản lý loại hoạt động kinh doanh này.
+ Hoạt động bảo lãnh: Là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng được thực hiện thông qua các cam kết của ngân hàng bằng văn bản về việc sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi các khách hàng này không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết với các đối tác. Bảo lãnh được cấp có thể là: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh tiền ứng trước; bảo lãnh bảo hành; bảo lãnh nhận hàng;…
+ Hoạt động chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá: Nghiệp vụ này mang lại tiện ích cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm, hoặc người đang nắm giữ trái phiếu, kỳ
phiếu, thương phiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi khác,…bằng cách ngân hàng cho vay chiết khấu các giấy tờ có giá đểđáp ứng ngay nhu cầu vốn cho khách hàng.
+ Hoạt động cung cấp dịch vụ: như cho thuê két sắt, dịch vụ thẻ ATM, thanh toán lương tự động, dịch vụ thanh toán trong nước; dịch vụ chi trả kiều hối; dịch vụ
chuyển tiền; dịch vụ quản lý ngân quỹ; dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư; dịch vụ ủy thác;...
+ Các hoạt động tài chính của ngân hàng hiện đại: Homebanking, BSMS banking, Phone banking, E-banking, E- L/C….
+ Hoạt động cho vay: thường được gọi là cấp tín dụng; là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại, là một nghiệp vụ quản lý tài sản Có của ngân hàng. Mục đích hoạt động này là cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho các thành phần trong nền kinh tế. Nhờ hoạt động này mà các khách hàng của ngân hàng có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình, chuyển các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, mở rộng quy mô kinh doanh cùng với sự gia tăng tài sản cho xã hội. Thông qua hoạt động cho vay - cấp tín dụng, ngân hàng thương mại có thể thu được lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa lãi suất, phí cho vay với lãi suất huy động cộng các chi phí khác.
Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng cũng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng khi mà ngân hàng phải giao quyền sử dụng hàng hoá đặc biệt của mình (là tiền) cho khách hàng sử dụng. Mặc dù trong hoạt động cấp tín dụng các ngân hàng thương mại đều có các quy định về thẩm định và đánh giá khách hàng nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra do các đánh giá sai lầm của ngân hàng về khách hàng hoặc do các biến động của nền kinh tế hoặc do cán bộ ngân hàng có tiêu cực trong hoạt động cấp tín dụng…