Kiến nghị đối với BIDV Việt nam

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 121)

7. Kết cấu của luận vă n:

3.4.2. Kiến nghị đối với BIDV Việt nam

BIDV Nghệ An là một Chi nhánh trong hệ thống các chi nhánh của BIDV Việt Nam. Do vậy, hoạt động tín dụng của chi nhánh không thể tách rời hoạt động tín dụng của toàn hệ thống BIDV. Để góp phần hạn chế RRTD tại Chi nhánh và hoàn thiện hơn nữa công tác QTRRTD, tác giả xin có một số kiến nghị với BIDV Việt Nam như sau:

Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách QTRRTD chung của toàn hệ thống phù hợp với từng thời kỳ và có tính ổn định như các tiêu chí xác định nhóm khách hàng liên quan, quy định về cấp tín dụng cho nhóm khách hàng có liên quan, quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với khách hàng cho vay tại nhiều chi nhánh,…đồng thời bộ phận nghiên cứu tại Hội sở Chính BIDV cần hỗ trợ đắc lực các chi nhánh cung cấp các thông tin tổng hợp về kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, biến động một số ngành hàng chủ chốt…để chi nhánh hoạch định chiến lược hoạt

động trong từng giai đoạn.

Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm RRTD: Các trường hợp cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh, các trường hợp nghi ngờ cho vay đảo nợ,

cho vay không đủ TSĐB theo quy định, cho vay trùng lắp giữa các chi nhánh, cho vay lòng vòng trong nhóm khách hàng có liên quan….

Hoàn thiện hệ thống XHTDNB và quản lý theo hướng tập trung, Hội sở Chính BIDV sẽ là người quyết định cuối cùng về kết quả xếp loại của khách hàng; Xây dựng chế tài xử lý đối với cá nhân, tập thể cố tình gây ra và che dấu nợ xấu; Xây dựng bộ

chỉ tiêu mới đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoàn thiện bộ tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân.

Cập nhật các văn bản quy định của NHNN và hướng dẫn kịp thời các chi nhánh triển khai, chỉnh sửa bổ sung các quy trình, quy định của BIDV để đáp ứng được yêu cầu mới trong hoạt động, ví dụ như hướng dẫn Chi nhánh cụ thể các phương thức nhận cầm cố/thế chấp một số tài sản có nhiều đặc điểm mới: Cổ phiếu, giá trị vốn góp vào các Công ty cổ phần, tài sản hình thành trong tương lai….

Con người luôn luôn là yếu tố trung tâm ảnh hưởng đến hiệu quả của bất kỳ

hoạt động kinh doanh nào. Đểđảm bảo động viên, khuyến khích nguồn lao động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực, BIDV nên có chính sách cải tiến về chế độ tiền lương, đảm bảo nguồn thu nhập tốt hơn cho người lao động.

Rút ngắn thời gian xét duyệt các khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh, đảm bảo cơ hội kinh doanh cho khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ Chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu hiện tại bằng một loạt các giải pháp cụ thểđã đề xuất như khai thác tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro….

Tóm tt chương 3:

Trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại cùng với thực trạng công tác quản trị rủi tín dụng tại BIDV Nghệ An và Định hướng phát triển tín dụng tại chi nhánh, tác giả đã mạnh dãn đề ra một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An. Bên cạnh đó cũng nêu lên một số kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và BIDV Việt Nam nhằm tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung.

KT LUN

Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng và khiến cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trở nên phức tạp hơn. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các NHTM phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực QTRRTD. Trong đó nhấn mạnh nhất là QTRRTD do hoạt động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể

chấp nhận được.

Là một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam, từ năm 2008 BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng đã và đang có những bước chuyển mình cần thiết trong công tác QTRRTD ngân hàng mà mình hướng tới các chuẩn mực quốc tế nhằm từng bước an toàn hóa hoạt động tín dụng, tạo bàn đạp cho sự phát triển vững mạnh, chắc chắn của ngân hàng. Theo mục tiêu đặt ra, BIDV Nghệ An phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ phấn đấu hoàn thiện công tác QTRRTD.

Với những giải pháp mà tác giải đề xuất trong đề tài luận văn có thểứng dụng vào thực tế, góp phần hoàn thiện công tác QTRRTD tại BIDV Nghệ An, nhằm giúp cho BIDV Nghệ An phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Do thời gian nghiên cứu, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn đọc để luận văn được hoàn chỉnh và có giá trị áp dụng vào thực tế hơn. Xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIU THAM KHO

1. Đỗ Thùy Dung (2008), "Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam", Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân.

2. Lê Thị Hồng Điều (2008), "Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam", Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Bùi Thị Minh Hằng (2008), "Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam", Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân.

5. Nguyễn Phương Mai (2011), "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam", Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân

6. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tổng kết hoạt

động kinh doanh năm 2008 - 2012, Nghệ An.

7. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2006), Quyết định 8598/QĐ-BNC ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2009), Quyết định số 1138/QĐ-HĐQT ngày

11/11/2011 về ban hành chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2009), Quy định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/7/2009 của Tổng Giám đốc BIDV về trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối

với Khách hàng là Doanh nghiệp, Hà Nội.

10. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (2011), Tài liệu tập huấn về Quản lý rủi ro tín dụng, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005

của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các TCTD, Hà Nội; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng

12. Chu Văn Sơn (2008), Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Bắc Á, Luận văn thạc sỹ - Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

14. Lê Thị Như Ý (2011), "Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng

Tháp", Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân. 15. Tài liệu Hiệp ước vốn Basel I và Basel II

Trang Web

16. w.w.w.bidv.com.vn 17. w.w.w.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triên chi nhánh nghệ an (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)