7. Kết cấu của luận vă n:
2.2.5. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Theo quy định tại Quyết định 493/ 2005/ QĐ- NHNN ngày 22/ 4/ 2005 thì TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Trong đó, việc phân loại nợ được thực hiện dựa trên phương pháp định lượng sẽđược quy định theo điều 6, còn dựa trên phương pháp định tính sẽ quy định theo điều 7. Tuy nhiên, chỉ những TCTD có đủ khả năng và điều kiện theo quy định thì mới được NHNN cho phép thực hiện phân loại nợ theo phương pháp
định tính.
Cho đến năm 2006, ngoại trừ BIDV Việt Nam được NHNN Việt Nam cho phép chính thức sử dụng hệ thống định hạng tín dụng để phân loại nợ và trích lập Dự
phòng rủi ro (DPRR) (theo Điều 7 QĐ493) ban hành kèm theo quyết định số
8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 của Tổng Giám đốc về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đã được BIDV triển khai trong toàn hệ thống; các NHTM khác hầu như phân nợ và trích lập DPRR trên cơ sở hướng dẫn của Điều 6 QĐ493 nghĩa là thực hiện theo
tuổi Nợ. Do đó, sự phân loại Nợ và trích lập DPRR của BIDV có tính chất phòng ngừa rõ rệt, biểu hiện ở chỗ có những khoản vay chưa hề phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu nhưng do khách hàng - chủ thể của khoản vay đó không hội đủ tiêu chuẩn đểđược hệ
thống xếp loại vào nhóm Nợ không phải trích DPRR thì mặc nhiên BIDV phải trích DPRR cho khoản vay đó.
Theo đó, BIDV Việt Nam đã xây dựng hệ thống định hạng tín dụng doanh nghiệp làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng, phân loại nợ và là cơ sở áp dụng chính sách tín dụng, chính sách về tỷ lệ tài sản đảm bảo, chính sách lãi suất vay….
Hàng năm, BIDV Việt Nam đều tổ chức thực hiện việc đánh giá lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro sao cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Còn hàng quý sẽđánh giá và định hạng tín dụng nội bộ lại các khách hàng tại các Chi nhánh.
Một trong những mục đích của việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là phục vụ quản lý chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống và tại Chi nhánh:
Phục vụ quản lý chất lượng tín dụng toàn hệ thống: Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp BIDV xác định một cách hợp lý, chính xác nhất chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro (tổn thất) theo dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành nghề kinh tế, phân tích được lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao. Căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng,…) sẽ được xây dựng một cách đồng bộ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể, nhờ đó chi phí quản lý cũng sẽđược tiết kiệm hơn. Đặc biệt hệ thống này góp phần giúp cho công tác quản trị kinh doanh của Ngân hàng vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Phục vụ quản lý chất lượng tín dụng tại Chi nhánh là ra quyết định tín dụng: kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng làm một trong các căn cứđểđưa ra quyết định tín dụng. Kiểm soát RRTD là kết quả xếp hạng giúp cho quá trình kiểm soát và đo lượng được chính xác mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại Chi nhánh.
Hệ thống định hạng tín dụng của BIDV Việt Nam như sau:
Khách hàng là doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện được xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, sau khi xác định ngành nghề, quy mô, BIDV sẽ
Nguyên tắc chấm điểm: Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80 và 100 (điểm ban
đầu). Như vậy, đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức
điểm kể trên, tùy vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong số các khoảng giá trị chuẩn đã được xác định. Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau.Trọng số của mỗi chỉ
tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng của mỗi loại hình khách hàng, ngành nghề kinh tế và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Do đó điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số. Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yếu kém sẽ không được xếp hạng ở nhóm tốt nhất.
Căn cứ vào tổng sốđiểm đạt được, khách hàng sẽđược BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm.
Bảng 2.10: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của BIDV Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa 1 AAA
Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
2 AA
Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
3 A
Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt
4
BBB
Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả
năng hoàn trảđầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 BB
Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả
năng trả nợ của khách hàng.
6
B
Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
CCC
Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trảđược nợ.
CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.
7
C
Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn
đang được duy trì.
D
Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro - BIDV Nghệ An)
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững
mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: BIDV duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng B, CCC và CC : BIDV xem xét cấp tín dụng ở mức tối thiểu đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng để hỗ trợ khách hàng hoạt động tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện rút dần dư nợ. BIDV không cấp tín dụng đối với khách hàng mới có mức xếp hạng này
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng C, D: Áp dụng triệt để các biện pháp nhằm thu hồi nợ vay, tích cực đôn đốc, kiểm soát luồng tiền, yêu cầu khách hàng tận dụng mọi nguồn thu trả nợ ngân hàng. Hoàn thiện hồ sơ trình xử lý rủi ro theo quy định. Hiện nay BIDV Nghệ An có quan hệ tín dụng với 215 khách hàng doanh nghiệp trong đó có 182 khách hàng được xếp hạng tín dụng cụ thể như sau:
Khách hàng có mức xếp hạng AA là 27 khách hàng chiếm 12,6%, mức xếp hạng A là 112 khách hàng chiếm 52,1%, mức xếp hạng BBB là 19 khách hàng chiếm 8,84%, mức xếp hạng BB là 14 khách hàng chiếm 6,5%, mức xếp hạng B là 6 khách hàng chiếm 2,8% và xếp hạng CCC là 4 khách hàng chiếm 1,8% trên tổng sổ khách hàng doanh nghiệp.
2.2.6. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ
tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà được quán triệt đến từng cán bộ Ngân hàng. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện dấu hiệu rủi ro do phòng QHKH, phòng QLRR, phòng QTTD. Tuy nhiên chủ yếu là do phòng QHKH thực hiện bởi đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…nên phát hiện kịp thời những biến động bất lợi. Mặt khác, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của phòng QLRR rất hạn chế. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro của Chi nhánh mang tính thụđộng, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã phát hiện (không trảđược nợđúng hạn, khách hàng có liên quan
đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợđôi khi không chính xác…). Công tác dự báo và phòng ngừa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thông tin;
Ngoài ra công tác kiểm tra vốn vay còn hời hợt, nhiều khi mang tính đối phó chủ yếu dựa vào báo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa.
Tại Chi nhánh, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ có vai trò rất lớn trong hoạt
động của Chi nhánh. Bộ phận kiểm tra nội bộ tiến hành xây dựng chương trình, kế
hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội về việc thực hiện quy định , quy trình nghiệp vụ, quy chếđiều hành của Tổng Giám đốc/Giám đốc trong từng thời kỳ. Đối với hoạt động tín dụng, kiểm tra nội bộ phải luôn kiểm soát hoạt động này về sự tuân thủ các quy định của pháp luật, của BIDV Việt Nam và của Chi nhánh trong quá trình cho vay, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, kiến nghị các phòng QHKH, phòng QTTD bổ sung các hồ sơ còn thiếu, chưa hợp lệ, cảnh báo rủi ro tiềm ẩn và đề xuất các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên hoạt động kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh còn nhiều bất cập do số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ mỏng nên việc kiểm tra còn mang nhiều tính hình thức, chỉ kiểm tra trên bề mặt hồ sơ giấy tờ nên chưa nắm bắt và phát hiện được các rủi ro tiềm ẩn.
Hệ thống kiểm tra nội bộ độc lập thực hiện công tác kiểm tra, phúc tra thường xuyên, đột xuất theo chương trình, kế hoạch được Giám đốc duyệt. Ngoài ra, bộ phận này thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh. Phần lớn cán bộ kiểm tra nội bộ chỉ làm nhiệm vụ tập hợp lại việc đã hoàn thiện các kiến nghị sau thanh tra chứ không tiến hành kiểm tra lại kết quảđã thực hiện theo đúng nội dung báo cáo.
Công tác giám sát, hoạt động của hệ thống kiểm tra nội bộ còn chưa thật chủ động và còn bất cập, chưa phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro, tổn thất trong hoạt động ngân hàng.
Chất lượng các cuộc kiểm tra tuy đã được nâng lên nhưng còn chưa đáp ứng
được yêu cầu. Do hậu kiểm là chính nên các sai sót, vi phạm được phát hiện qua kiểm tra đã phát sinh từ trước nên tính kịp thời, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm tra còn nhiều hạn chế. Kỹ năng, phương pháp kiểm tra của cán bộ kiểm tra chưa đổi mới, thiếu tính chuyên nghiệp.
2.2.7. Công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
BIDV Việt Nam thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.
Việc phân loại nợ theo điều 6 tuy đã kết hợp giữa yếu tố định lượng và định tính nhưng chủ yếu dựa trên yếu tố định lượng mà yếu tố định lượng chỉ đơn thuần là thời gian quá hạn của khoản nợ, số lần cơ cấu của khoản vay nên kết quả phân loại phản ánh chưa sát với mức độ rủi ro của khoản nợ. Việc phân loại nợ theo yếu tốđịnh tính chưa có tiêu thức đánh giá cụ thể mà chỉ dựa trên chủ quan của người thực hiện
đánh giá. Phân loại nợ theo điều 6 không trợ giúp cho ngân hàng trong việc quản lý chất lượng tín dụng theo ngành nghề kinh tế, loại hình doanh nghiệp,...
Phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493 tức là BIDV phải chấp nhận một tỷ lệ
nợ xấu cao hơn so với các NHTM khác do các tiêu chí đánh giá theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là theo chuẩn mực quốc tế nên chặt chẽ và toàn diện hơn so với phân loại nợ theo điều 6.
Trên cơ sở xếp hạng tín dụng, BIDV đã đưa ra chính sách khách hàng để thực hiện cấp tín dụng an toàn, hiệu quả và thực hiện phân loại nợ chính xác để làm cơ sở
trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế. * Kết quả phân loại nợ tại BIDV Nghệ An:
- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng
đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng
đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này
được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Bảng 2.11: Tình hình phân loại nợ, cơ cấu nhóm nợ tại BIDV Nghệ An Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng (giảm) Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng (giảm) Số tiền