Trong giai đoạn này thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến hết sức phức
tạp và khó dự báo. Thế giới tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức từ
hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, do đó ảnh hưởng đến
nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên toàn thế giới, thể hiện qua biểu đồ 1.1 sau:
Biểu đồ 1.1: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới năm 2008-2009
Trong giai đoạn 2008 - 2009, nhu cầu xăng dầu của thế giới đã giảm hơn 2 triệu
thùng/ngày, từ mức 86 giảm xuống 84 triệu thùng/ngày, mặc dù trong những tháng
cuối năm 2009, nhu cầu đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Hầu hết, lượng giảm tập trung
tại các nước phát triển OECD (trong đó 1/3 là từ Mỹ, 1/3 từ Châu Âu); những nước đang phát triển ngoài khối OECD như Trung Quốc, Ấn Độ chỉ chứng kiến sự chững
lại tạm thời và sau đó tiếp tục tăng trưởng. Trong năm 2009, Mỹ chiếm 23%, Châu Âu
chiếm 18% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu toàn thế giới. Giá dầu thế giới nằm trong dự báo, đã lập lại mặt bằng mới với mức giá dầu thô WTI bình quân cả năm là 61,8
USD/thùng (năm 2008 là xấp xỉ 100 USD/thùng); giá các sản phẩm xăng dầu biến động khá phức tạp với biên độ dao động rộng hầu như lặp lại của năm 2008, khi so
sánh giá bình quân tháng 12 với tháng 1 của ba sản phẩm chính (xăng A92 - Diesel 0,05S - mazut): Năm 2009 tăng tương ứng 61% - 36% - 83%; năm 2008 giảm 61% - 43% - 52%. Diễn biến giá sản phẩm, dầu thô Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ 1.2 như sau:
Biểu đồ 1.2: Diễn biến giá sản phẩm – dầu thô tại Việt Nam năm 2009
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước cũng không nằm
ngoài vùng xoáy của khủng hoảng khi phải đối diện với sản lượng tiêu thụ sụt giảm,
giá sản phẩm biến động khá phức tạp với biên độ dao động không thua kém năm 2008;
Tình hình đảm bảo ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu cũng gặp nhiều khó khăn, với
chênh lệch khá cao giữa tỷ giá thị trường liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch thực tế đã
ảnh hưởng đến khả năng huy động ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, không đủ
nguồn cung, buộc phải giãn mua bằng các hợp đồng vay có thể chịu nhiều rủi ro do
biến động tỷ giá.
Trước tình hình đó, có một bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đó là cơ chế kinh doanh xăng dầu đã chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Giai đoạn này tuy rất ngắn nhưng đã bộc lộ nhiều nhất những bất cập của cơ chế điều hành giá và thuế xăng dầu. Việc tiếp tục can thiệp giá và áp dụng một cơ chế điều hành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới biến động rất nhanh chóng theo hai xu hướng ngược nhau đã dẫn đến một nghịch lý là: trong thời kỳ giá thế giới đã giảm sâu, Nhà nước vẫn phải bỏ một số tiền bù giá tương đương, thậm chí cao hơn so với giai đoạn giá thế giới tăng đỉnh điểm; phân khúc số tiền bù giá cho từng giai đoạn trong năm 2008 có thể thấy rõ nhận định này (khoảng 12 ngàn tỷ /11 ngàn tỷ).