Định hướng phát triển thị trường xăng dầu đến năm 2020 của Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 110)

3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống sản xuất xăng dầu

Định hướng về lọc dầu: Kết hợp nguồn dầu thô khai thác trong nước với nguồn

dầu thô nhập ngoại để xây dựng mới và mở rộng các nhà máy lọc dầu theo quy hoạch

phát triển ngành dầu khí đã được phê duyệt. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu. Đến năm 2025 hoàn thành việc mở rộng và xây dựng xong 6 - 7 nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất lọc dầu 45 - 60 triệu tấn/năm.

Định hướng về phát triển nhiên liệu sinh học: Triển khai và hoàn thiện các nhà máy nhiên liệu sinh học hiện tại đang đầu tư xây dựng để đáp ứng đủ nhu cầu pha chế xăng dầu E5, E10, B5, B10 và tiến tới xuất khẩu.

Định hướng về chế biến condensate: Tận dụng tối đa nguồn condensate khai thác trong nước kết hợp với nhập khẩu để sản xuất xăng dầu. Xem xét việc xây dựng thêm hoặc mở rộng các nhà máy hiện có để tăng khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm xăng dầu trong nước.

Xây dựng hệ thống kho chứa dự trữ chiến lược dầu thô phục vụ cho các nhà máy lọc dầu góp phần đảm bảo sản xuất và an ninh năng lượng.

3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống phân phối xăng dầu

Xây dựng và nâng cấp hệ thống phân phối lớn của các doanh nghiệp đầu mối có

vốn Nhà nước làm nòng cốt trên cả nước để bao tiêu sản phẩm của các nhà máy lọc

dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu. Các trung tâm phân phối được xây dựng đồng

bộ về tổ chức (tổng công ty, công ty, chi nhánh, xí nghiệp …) và năng lực cơ sở hạ

tầng, vật chất kỹ thuật (hệ thống kho cảng đầu mối, kho tuyến sau, bến bãi, hệ thống

vận tải …).

Phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu trực tiếp của doanh nghiệp và hệ thống tổng đại lý, đại lý với hệ thống các kho tuyến sau, cửa hàng bán lẻ tới từng địa phương,

xã/phường.

Tối ưu hóa cung đường vận chuyển xăng dầu, đặc biệt nghiên cứu xây dựng mới

các tuyến ống dẫn chính tại một số khu vực để kết nối từ các nhà máy lọc dầu với các

vận tải bằng đường thủy, bộ từ các kho cảng ở ven biển đến các trung tâm tiêu thụ lớn

và các vùng sâu, vùng xa, núi cao và biên giới.

3.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu

của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu tỉnh Khánh Hòa

Các cửa hàng phát triển mới phải đúng quy hoạch và tuân thủ các quy định của

pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Không bố trí cửa hàng xăng dầu ở những nơi đường cong, nơi giao nhau của đường giao thông, hành lang đường điện cao thế, đầu cầu, gần

chợ, trường học, bệnh viện, nơi tập trung đông người, đường có độ dốc cao, địa hình nguy hiểm che khuất tầm nhìn, vi phạm đến an toàn giao thông.

Về thiết kế xây dựng và trang thiết bị theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

4530:2011; QCVN 07:2010/BXD quy chuẩn quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ban hành theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của

Bộ Xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan đến xăng dầu.

Gắn quy hoạch các cửa hàng xăng dầu phục vụ các phương tiện đường thuỷ vào quy hoạch phát triển hệ thống bến thuỷ nội địa của ngành giao thông vận tải.

3.2.2. Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻxăng dầu tỉnh Khánh Hòa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phấn đấu đến 2020 mỗi xã có ít nhất 01 cửa hàng xăng dầu, bán kính phục vụ

trung bình đạt từ 1,5-2km/cửa hàng xăng dầu, lượng xăng dầu bán ra bình quân mỗi

cửa hàng đạt tối thiểu 7.000-8.000 lít/ngày.

Tốc độ phát triển sản lượng tiêu thụ xăng dầu đạt 11,5-12%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 13-13,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Tốc độ phát triển cả thời kỳ 2011-2020

đạt 12,3%/năm.

Số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tăng 14-15% trong giai đoạn 2011-2015 so với số lượng cửa hàng hiện có năm 2010 và tăng 15-16% trong giai đoạn 2016-2020 so với năm 2015.

3.2.3. Định hướng phát triển phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu tỉnh Khánh

Hòa dến năm 2020

Phát triển mạng lưới xăng dầu theo địa bàn: Trong thời kỳ quy hoạch, ngoài việc điều chỉnh số lượng cửa hàng phát triển mới cần phải chú trọng đến việc mở rộng quy mô và điều chỉnh vị trí của các cửa hàng cho phù hợp với quá trình phát triển nhu cầu

Định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu: Khuyến khích

và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật kể cả doanh nghiệp nước ngoài khi Nhà nước cho phép.

Định hướng phát triển các loại hình cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Phát triển cửa

hàng bán lẻ xăng dầu theo đúng quy chuẩn về quy mô diện tích cũng như kiến trúc xây

dựng, trang thiết bị. Phát triển các loại hình cửa hàng đa dạng về phương thức phục vụ; đa dạng về mặt hàng kinh doanh, thực hiện đúng quy định của Nhà nước về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Đến năm 2020, các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh phải đạt tiêu chuẩn của

từng loại cửa hàng theo quy định; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên các tuyến giao

thông cần gắn với khu dân cư tập trung vừa phục vụ cho các phương tiện vận tải vừa

phục vụ cho các nhu cầu dân sinh.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu:

Tạo lập mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể kinh doanh xăng dầu một cách thường xuyên để chủ động điều chỉnh chính sách quản lý, bao gồm

cả việc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo

lợi ích cho các chủ thể kinh doanh và lợi ích kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

3.2.3.1. Tiêu chí chọn địa điểm xây dựng cửa hàng

Địa điểm xây dựng: Không vi phạm vào các quy hoạch khác của Nhà nước.

Không vi phạm hành lang an toàn đường giao thông theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tuân thủ những quy định thuộc các văn bản sau: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

4530-2011 - Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế; QCVN 07:2010/BXD-Chương 6:

Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị.

Khoảng cách các cửa hàng xăng dầu:

Đối với tuyến quốc lộ:Từng bước điều chỉnh khoảng cách các cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-

CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu

các tuyến quốc lộ thay bằng việc triển khai các trạm dừng chân có kết hợp kinh doanh xăng dầu trên các tuyến đường này.

Đối với các tuyếnđường khác:

Các tuyến đường trong trung tâm thành phố: Hạn chế mở thêm các cửa hàng kinh doanh xăng dầu mới trên cơ sở mở rộng và tăng công suất kinh doanh đối với các cửa

hàng hiện có.

Bổ sung các cửa hàng xăng dầu tại khu dân cư, đô thị mới xây dựng trong thời kỳ

2015 - 2020.

Đối với tuyến đường không có dải phân cách, đường gom trên các tuyến quốc lộ: Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu từ 02km trở lên.

Đối với tuyến đường có dải phân cách: Khoảng cách giữa các cửa hàng xăng dầu

cùng một phía tối thiểu 02km.

Tại các đường nông thôn không phát triển cửa hàng xăng dầu mới ở những khóm, ấp đã có cửa hàng xăng dầu.

Việc lựa chọn quy mô cửa hàng phụ thuộc vào địa điểm cụ thể: Trên trục đường

quốc lộ, cửa ngõ vào thành phố, khu công nghiệp tập trung, bến xe, bãi đỗ xe lớn có thể

bố trí cửa hàng loại 1, 2; tại các khu đô thị mới có thể bố trí cửa hàng loại 2, 3; trên tuyến đường tỉnh, huyện, các xã vùng nông thôn chỉ nên xây dựng cửa hàng loại 3.

3.2.3.2. Định hướng quy hoạch số lượng cửa hàng xăng dầu trên toàn tỉnh

Quy hoạch số lượng cửa hàng xăng dầu cần xây dựng căn cứ vào diện tích, dân

số và dự báo nhu cầu để xác định số lượng cửa hàng cần có trên từng địa bàn xã,

phường.

Quy hoạch mỗi xã phát triển tối thiểu 2-3 cửa hàng; mỗi cửa hàng phục vụ nhu

cầu xăng dầu cho 4.000-5.000 người. Dự kiến số lượng cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 320 cửa hàng, do đó quy hoạch phát triển thêm khoảng 194

cửa hàng so với năm 2010; trong đó giai đoạn 2011-2015 xây dựng mới: 76 cửa hàng

(tăng 60,32%), giai đoạn 2016-2020 xây dựng mới: 118 cửa hàng (tăng 58,42%).

3.3. Triển vọng phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel cho khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Nha Tranggiai đoạn 2015-2020 trên địa bàn thành phố Nha Tranggiai đoạn 2015-2020

3.3.1. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển thị trường bán lẻ dầu Diesel

Tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng có nhiều tiềm năng

cho phát triển ngành khai thác thủy sản, phương tiện đánh bắt ngày càng tăng, đặc biệt

là các loại tàu khai thác xa bờ có công suất lớn. Do đó, khả năng phát triển các tàu khai

thác tương đối cao, đặc biệt là tàu có công suất lớn khai thác xa bờ, thể hiện cụ thể qua

bảng 2.23 sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.23: Dự báo số tàu khai thác thủy sảntrên địa bàn thành phố Nha Trang

tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2020

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Tỉ lệ (%)

Khánh Hoà Nha Trang Khánh Hoà Nha Trang Khánh Hoà Nha Trang Tàu 90-250cv 587 236 598 223 101,87 94,49 Tàu 250-400cv 489 389 723 702 147,85 180,46 Tàu ≥400cv 258 132 402 280 155,81 212,12 Tổng số tàu thuyền đánh bắt (chiếc) 1.334 757 1.723 1.205 129,16 159,18

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa

Trong giai đoạn 2015–2020, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản đóng mới trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa có xu hướng tăng chậm lại so với giai đoạn trước do việc khai thác gần bờ đã cạn kiệt. Mức độ tăng số lượng bình quân toàn tỉnh 5,8%/năm nhưng tốc độ tăng về công suất vẫn đạt cao do đóng mới tàu thuyền lớn có khả năng đánh bắt xa bờ. Số lượng tàu tăng, giảm theo từng loại phù hợp với quy luật chuyển đổi loại hình khai thác xa bờ, cụ thể như sau:

Đối với địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Tàu có công suất từ 90-250cv tăng 1,87%; tàu 250-400cv tăng 47,85%, tàu ≥400cv tăng 55,81%.

Đối với địa bàn thành phố Nha Trang: Tàu có công suất từ 90-250cv giảm 5,51%; tàu 250-400cv tăng 80,46%; tàu ≥400cv tăng 112,12%. Tàu có công suất từ 90-250cv giảm 5,51% và hai loại tàu công suất lớn tăng mạnh là do ngư dân tại thành phố Nha

Trang sau thời kỳ phát triển dần tích luỹ được tư bản để đầu tư đóng tàu công suất lớn

hoặc các thành phần kinh tế khác tham gia bỏ vốn đóng tàu thuê nhân công khai thác.

3.3.1.2. Dự báo khối lượng nhu cầu tiêu thụ dầu Diesel giai đoạn 2015-2020

Trên cơ sở số liệu phát triển tàu khai thác hải sản, đặc biệt là tàu có công suất lớn

khai thác xa bờ trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa và quy luật tăng

giảm khối lượng tiêu dùng đối với mặt hàng dầu Diesel, có thể tính tổng khối lượng

dầu Diesel cho khai thác thủy sản trên địa bàn cũng có xu hướng tăng mạnh, thể hiện qua bảng 2.24 sau:

Bảng 2.24: Dự báo nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho khai thác thủy sản trên

địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2020

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Tỉ lệ (%)

Khánh Hoà Nha Trang Khánh Hoà Nha Trang Khánh Hoà Nha Trang Tàu 90-250cv 13.207,5 5.310 11.960 4.460 90,55 83,99 Tàu 250-400cv 21.027 16.727 37.306,8 36.223,2 177,42 216,56 Tàu ≥400cv 10.836 5.544 16.884 11.760 155,81 212,12 Tổng lượng dầu Diesel (m3) 45.070,5 27.581 66.150,8 52.443,2 146,77 190,14

Theo dự báo trên, giai đoạn 2015-2020 số lượng tàu khai thác thủy sản tăng, đặc

biệt là các loại tàu khai thác xa bờ có công suất lớn tăng mạnh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu Diesel cũng sẽ tăng mạnh và thị trường bán lẻ dầu Diesel sẽ phát triển nhanh chóng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng, cụ

thể như sau:

Đối với địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho tàu có công suất từ 90-250cv giảm 9,45%; tàu 250-400cv tăng 77,42%; tàu ≥400cv tăng 55,81%.

Đối với địa bàn thành phố Nha Trang: Nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho tàu có công suất từ 90-250cv giảm 16,01%; tàu 250-400cv tăng 116,56%; tàu ≥400cv tăng

112,12%.

3.3.2. Một số xu hướng phát triển trên thị trường bán lẻ dầu Diesel

3.3.2.1. Xu hướng phát triển nhu cầu mua dầu Diesel của ngư dân

Trong giai đoạn 2015-2020, nhu cầu mua dầu Diesel của ngư dân sẽ diễn ra

những thay đổi lớn trên nhiều phương diện do tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài nước như: quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa,xu hướng hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế, khả năng tiếp cận thông tin của người dân… Tất cả những điều đó

sẽ làm thay đổi tâm lý và hành vi mua dầu Diesel, phương thức tiêu dùng,… của các ngư dân vùng biển. Những xu hướng chủ yếu về phát triển nhu cầu mua dầu Diesel của ngư dânở vùng biển trong giai đoạn 2015-2020, như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xu hướng tích tụ, tập trung hoá nhu cầu mua dầu Diesel của ngư dân sẽ diễn ra

mạnh mẽ góp phần làm giảm tính phân tán của nhu cầu ở khu vực các cảng cá, bến

Xu hướng mở rộng “dải” nhu cầu tiêu dùng của ngư dân và tạo ra nhiều

thang bậc nhu cầu tiêu dùng tương ứng với các “ngưỡng” thu nhập khác nhau,

cũng như các phân khúc nhu cầu tiêu dùng theo giới tính, trình độ

Ngư dân sẽ ngày càng quan tâm và nâng cao kiến thức, hiểu biết về chất lượng,

đo lường, giá cả hàng hóa

Xu hướng giảm tần suất và tăng khối lượng mua dầu Diesel của ngư dân.

Ngư dân sẽ bị hấp dẫn bởi tính cơ động, tiện lợi, sự sạch sẽ, sự tin tưởng về đo lường chất lượngở các loại hình bán lẻ hiện đại và tại các doanh nghiệp bán lẻ có quy

mô lớn. Nói cách khác, ngư dân vùng biển sẽ ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng

dịch vụ của các cửa hàng, tàu bán lẻ dầu Diesel.

3.3.2.2. Xu hướng phát triển cung ứng dầu Diesel cho khai thác thủy sản

Trong giai đoạn 2015-2020, quy mô về cung - cầu mặt hàng xăng dầu nói chung

và dầu Diesel nói riêng sẽ tiếp tục tăng lên. Mặt khác, áp lực về tiêu thụ sản phẩm, tính

cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày càng tăng sẽ buộc các doanh nghiệp kinh

doanh dầu Diesel phải đầu tư nhiều hơn vào việc tổ chức và quản lý các kênh phân phối hàng hoá một cách có hiệu quả cả về danh tiếng và tiền bạc. Những thay đổi, chuyển biến từ phía cầu ở ngư dân vùng biển và những áp lực gia tăng đối với các nhà sản xuất, phân phối dầu Diesel sẽ tạo ra những xu hướng phát triển trong hoạt động

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 110)