Phát triển các doanh nghiệp phân phối xăng dầu

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 121)

Thực tế cho thấy các đơn vị phân phối xăng dầu trên địa bàn hiện nay chưa

nhiều, lại thiếu tính chuyên nghiệp, vốn ít, xe chuyên dùng (ôtô xitec), nguồn hàng rời

rạc, thiếu đồng bộ; hạ tầng giao thông kém... Bên cạnh đó, Chính phủ hầu như chưa áp

dụng những chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối xăng dầu trong nước phát triển hệ thống bán lẻ trên thị trường.

Trong thời kỳ 2015 – 2020, theo phương hướng xây dựng cấu trúc thị trường

phân phối xăng dầu trên đây, các doanh nghiệp phân phối xăng dầu nói chung và bán lẻ xăng dầu nói riêng sẽ là lực lượng chính trong phát triển thị trường xăng dầu. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ xăng dầu trong nước thực hiện tốt

chức năng phát triển thị trường, Nhà nước cần thực hiện một số chính sách, giải pháp chính sau đây:

Một là, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

nói chung và bán lẻ xăng dầu nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị mở cửa thị trường dịch vụ phân phốixăng dầu.

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết thuộc về bản thân

các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần hoạch định và thực hiện chiến lược kinh

doanh, chiến lược marketing một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ

khách hàng, xây dựng chính sách chất lượng, đo lường, xuất xứ hàng hóa, tăng cường

trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực…để tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, nâng cao hiệu quả

kinh doanh, giữ vững và phát huy vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, về phía Nhà nước, xuất phát từ vai trò và chức năng trong nền kinh tế thị trường, cần tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phân phối xăng dầu cải thiện năng lực cạnh tranh trên cơ sở: nâng cao năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế và áp dụng các biện

pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối xăng dầu nâng cao năng lực canh

tranh.

Đối với việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Nhà nước

cần sớm xây dựng định hướng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ xăng dầu cả về hệ thống kho cảng đầu mối, kho tuyến sau, bến bãi, hệ

thống vận tải, hệ thống pháp lý,... tạo môi trường ổn định cho doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối xăng dầu bằng các nguồn vốn ưu đãi trong

các chương trình phát triển, có chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, đổi mới công nghệ

cũng như được hỗ trợ về thông tin thị trường, dự báo giá cả…

Hai là, Nhà nước cần tạo điều kiện, thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành xăng

dầu liên kết các kênh phân phối

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng thường có qui mô nhỏ, hệ thống kho bãi,

phương tiện vận tải còn yếu. Vì vậy, việc liên kết giữa các doanh nghiệp này sẽ nâng cao năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mở rộng mạng lưới kinh doanh

của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tương đối lớn đang hoạt động chủ yếu tại các thị trường đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ

Chí Minh…tăng cường hoạt động mua lại các cơ sở kinh doanh xăng dầu hoạt động

không hiệu quả tại tỉnh Khánh Hòa để phát triển hoạt động bán lẻ trên địa bàn.

Ba là, Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp phân phối xăng dầu phát triển các mối liên kết dọc, liên kết ngang nhằm củng cố và mở rộng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ kinh doanh trên thị trường, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường bán lẻ xăng dầu, tính liên kết giữa các doanh

nghiệp phân phối xăng dầu chưa được quan tâm phát triển cả từ phía Nhà nước và phía doanh nghiệp. Do đó, trong thời kỳ 2015 – 2020, các chủ thể tham gia bán lẻ trên thị trường cần tập trung phát triển các mối quan hệ: liên kết dọc giữa nhà sản xuất - nhà bán buôn - nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán lẻ

với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, dịch vụ kinh doanh, bảo hiểm...

Về phía các doanh nghiệp trong ngành phân phối xăng dầu, để tạo ra cơ hội và

ưu thế tham gia vào các mối liên kết dọc và ngang trước hết nên tiến hành nghiên cứu để xây dựng những chuỗi cửa hàng bán lẻ xăng dầu riêng cho mình; thứ hai, xây dựng năng lực đảm bảo cung cấp dịch vụ, chất lượng, đo lường, giá cả hàng hóa…cho hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác trong ngành.

Về phía tỉnh Khánh Hòa, một mặt cần sớm xây dựng lại Quy hoạch phát triển

mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh phù hợp hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, áp dụng các chính sách thu hút đầu tư thực hiện quy hoạch phát

triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)