Một số bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về phát triển thị trường

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 53)

bán lẻ

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của các nước trên thế giới và rút ra những bài học bổ ích có thể áp dụng cho thị trường bán lẻ Việt Nam chính là một bước đi mang tính “đi tắt, đón đầu”.

Thông qua nghiên cứu sự phát triển của các thị trường bán lẻ hoàn chỉnh và phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản...; hay các thị trường bán lẻ có điều kiện tương đồng với

Việt Nam song có nhiều thành tựu trong phát triển thị trường bán lẻ như Trung Quốc,

Thái Lan... có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm [15]:

Bài học 1: Xây dựng một hệ thống luật hoàn chỉnh và riêng biệt liên quan tới thị trường bán lẻ.

Hiện nay, sau nhiều năm gia nhập WTO nhưng Việt Nam vẫn chưa xây dựng được cho mình một Bộ luật hoàn chỉnh, một luật riêng về phân phối, quy định rõ các loại hình phân phối hiện đại như bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa hồng, nhượng quyền thương mại, bán hàng trực tiếp (bán tại nhà), bán hàng qua mạng... Các doanh nghiệp

Việt Nam vẫn không biết căn cứ vào đâu để hoạt động và các cơ quan có thẩm quyền

cũng không biết dựa vào đâu để quản lý. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ Việt

Nam trong thời gian qua hoạt động rất tự phát, không kiểm soát được, xảy ra nhiều trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không thể xử phạt. Người chịu thiệt hại lớn nhất là người tiêu dùng và đó cũng là một điều nghi ngại của các các doanh nghiệp nước

ngoài muốn đầu tư vào nước ta.

Trong khi đó tại Nhật Bản: Năm 1971 Luật thị trường bán buôn (Wholesale Markets Law) được ban hành để thay thế Luật Thị trường bán buôn tập trung (Central Wholesale Markets Law) năm 1923. Theo luật này hàng hóa được bán theo phương

thức đấu giá công khai. Năm 1974 Luật Cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn được ban hành thay thế cho Luật Cửa hàng bách hóa năm 1954. Luật này được sửa đổi năm 1979 và vẫn được áp dụng tới nay. Theo đó, các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn phải được đệ trình

lên các cơ quan của Chính phủ để xem xét phê duyệt.

Thái Lan: Thị trường bán lẻ Thái Lan chịu sự chi phối của hệ thống các luật như

sau: Luật về Giá hàng hóa và dịch vụ năm 1999; Luật Cạnh tranh năm 1999; Luật

Buôn bán hàng nông sản giao sau năm 1999; Luật kiểm soát đối với kinh doanh kho,

hầm chứa và kho lạnh năm 1992...

Trung Quốc: Trước năm 1992, Trung Quốc không cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ. Tháng 7/1992, Trung Quốc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập các liên doanh về bán lẻ tại một số thành phố lớn và tại 5 đặc khu kinh tế,

hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn bị cấm. Từ 11/12/2004 Trung Quốc mở

cửa toàn diện ngành bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, bãi bỏ các điều khoản cấm đoán trước đây về mặt địa lý và quy mô đầu tư.

Thực tế từ sự phát triển các thị trường này thì hệ thống luật định điều chỉnh có vai

trò then chốt trong việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường bán lẻ. Các quy định về cạnh tranh, quy cách số lượng... các cửa hàng, trung tâm mua sắm, hệ thống

kho bãi ra đời kịp thời cũng phần nào ngăn cản sự thống trị của các nhà phân phối nước ngoài và giúp bình ổn thị trường bán lẻ. Nội dung của các luật định trên luôn dễ

hiểu, rõ ràng, đồng thời luôn được điều chỉnh theo hướng giảm thiểu quản lý hành chính tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia trên thị trường.

Bài học 2: Triển khai các mô hình bán lẻ phù hợp với thu nhập, tập quán tiêu dùng của từng khu vực lãnh thổ.

Mức thu nhập của người dân Việt Nam vẫn ở mức trung bình so với thế giới,

cùng với sự điều tiết, tự vận động của thị trường mà thị trường bán lẻ của Việt Nam

chủ yếu phát triển theo mô hình truyền thống. Người dân quen thuộc với việc mua sắm

tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng chuyên doanh... Tuy nhiên, cùng với sự phát

triển của thế giới và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì kênh bán lẻ

hiện đại đang dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa có một cuộc điều tra, nghiên cứu mối liên hệ giữa mật độ dân cư và

khả năng phục vụ của từng loại hình bán lẻ. Điều này đã làm cho thị trường bán lẻ của nước ta hoạt động rất hỗn loạn theo kiểu “sống chết mặc bây”, và các doanh nghiệp

trong nước sẽ bị lép vế khi các doanh nghiệp nước ngoài, họ nghiên cứu kỹ về thị trường và nhu cầu thị trường, xâm nhập vào nước ta.

Ví dụ: ở Hoa Kỳ, do đặc điểm dân cư thu nhập cao và đa dạng về nhu cầu nên mô hình phát triển thị trường của nước này chủ yếu theo hướng hiện đại. Các loại hình

như đại siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích, các cửa hàng bán xăng dầu tự động, bán hàng qua mạng, qua điện thoại... rất phát triển.

Nhật Bản: Mặc dù là một nước có thị trường phát triển hiện đại song ở Nhật Bản

vẫn tồn tại khá nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ lẻ. Những cửa hàng bán lẻ sử dụng trung

bình từ 1 – 49 nhân viên, ở Nhật Bản là 13 cửa hàng phục vụ cho 1.000 dân, cao hơn

so với tỷ lệ 6,6 ở Đức; 6,1 ở Anh. Nếu tính về số lượng ở Nhật Bản là 1,6 triệu còn ở

Hoa Kỳ là 1,5 triệu trong khi dân số Hoa Kỳ lớn hơn gấp 2,1 lần Nhật Bản. Các cửa hàng được hỗ trợ và rất phát triển ở Nhật Bản bởi lẽ: Các cửa hàng này có dịch vụ tốt

và tiện lợi; do diện tích sinh sống nhỏ nên người dân Nhật Bản thường đi mua sắm liên tục và thói quen muốn giao lưu với người bán hàng.

Như vậy, khi thị trường phát triển, các mô hình bán lẻ hiện đại xuất hiện thì bán lẻ theo phương thức truyền thống vẫn có vai trò riêng của nó. Kinh nghiệm cho thấy cần

phải hỗ trợ, xúc tiến các mô hình bán lẻ hiện đại song không xóa bỏ các hệ thống phân

phối truyền thống khi nó vẫn có ưu thế riêng, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo.

Bài học 3: Phát triển thương mại điện tử.

Ở Việt Nam: Thương mại điện tử phát triển chậm hơn các nước khác, công nghệ

hiện đại và việc tiếp cận mạng Internet mới chỉ bùng nổ và phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây. Nhưng chúng ta đã học tập kinh nghiệm rất nhanh và ứng dụng

thương mại điện tử trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu thông tin về giá

cả, thị trường xăng dầu thế giới và Việt Nam. Mặt khác, số lượng người truy cập Internet tăng liên tục chính là cơ sở tiền đề để Việt Nam phát triển thương mại điện tử. Hiện nay đã có một số trang web hoạt động trên lĩnh vực bán buôn, bán lẻ xăng dầu, bán lẻ hàng tiêu dùng như: www.xangdau.net; www.interpetrocom.vn;

www.petrolimex.com.vn; www.pvoil.com.vn; www.enbac.com; www.agoda.com;

www.nhanhmua.com.vn; www.yes24.com.vn; www.muachung.com.vn... Tuy nhiên,

đối với mặt hàng xăng dầu hình thức bán hàng qua mạng chưa phổ biến mà chủ yếu

luật pháp của nước ta không theo kịp sự phát triển của thị trường, Nhà nước ta vẫn chưa kiểm soát được hoạt động của các trang thương mại, vẫn có tình trạng bán hàng nhái, hàng kém chất lượng, không tạo được niềm tin và uy tín hoạt động cho loại hình bán lẻ hiện đại này.

Ở Hoa Kỳ: Do thương mại điện tử ở nước này phát triển ở trình độ cao nên ngoài một số quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, quy cách mẫu mã thì Luật

Chữ ký điện tử trong thương mại điện tử và Luật Giao dịch điện tử thống nhất đã được

ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/10/2000. Hoa Kỳ đã xây dựng được một số trang

web bán lẻ rất danh tiếng và uy tín như: www.amazon.com; www.ebay.com;

www.dell.com;... Doanh thu từ việc bán lẻ năm 2012 tại Mỹ là 312,7 tỷ USD. Ngoài

ra, nước này còn có những sàn giao dịch trên mạng (chủ yếu là các sản phẩm trong

lĩnh vực nông nghiệp) như: www.thesem.com (chuyên kinh doanh các mặt hàng bông); www.farms.com (sàn giao dịch đối với hàng nông nghiệp và thực phẩm tại Bắc

Mỹ).

Trung Quốc: Do số lượng người truy cập Internet liên tục tăng trong những năm qua nên thương mại điện tử tại Trung Quốc tăng khá nhanh. Cổng thương mại điện tử

www.chinaec.com kết nối trên 30 doanh nghiệp tới người tiêu dùng (chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ gia dụng, quà tặng, phần mềm sách) hiện nay rất

phát triển.

Thương mại điện tử không chỉ phát triển ở các nước phát triển mà nó đã thực sự

bùng nổ trên toàn thế giới. Kinh nghiệm từ việc xây dựng luật pháp, phát triển các lĩnh

vực phụ trợ như bảo mật, thẻ thanh toán... của các nước đi trước rất cần xem xét phân

tích và áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Bài học 4: Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán

lẻ trong nước.

Để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, chính phủ Thái Lan và Trung Quốc đã có nhiều cách để hỗ trợ các doanh

nghiệp như : hỗ trợ thông tin, đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị trường, chuyển

giao công nghệ, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm… Thực hiện chính sách ưu tiên

phát triển trung tâm thương mại, các cửa hàng chuyên doanh, các trạm dừng chân kết

hợp bán lẻ xăng dầu, các cửa hàng bán xăng dầu tự động... tại các địa phương đủ điều

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung làm rõ 3 vấn đề lý luận cơ bản sau:

- Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động bán lẻ: Khái niệm, phân loại, vai

trò và chức năng của hoạt động bán lẻ

- Những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thị trường bán lẻ: Khái niệm,

phân loại, các yếu tố cơ bản của thị trường bán lẻ, tổ chức kênh phân phối trên thị trường bán lẻ; nội dung phát triển thị trường bán lẻ theo chiều rộng và theo chiều sâu,

các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường bán lẻ.

- Những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển thị trường xăng dầu: Khái niệm,

đặc điểm lý hóa, công dụng, phân loại, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của dầu

Diesel; sự hình thành và phát triển của thị trườngxăng dầu Việt Nam.

Chương 1 cũng khái quát xu hướng phát triển thị trường bán lẻ và đúc kết 4 bài

học kinh nghiệm về phát triển thị trường bán lẻ từ thực tiễn các nước trên thế giới để áp dụng vào phát triển thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ DẦU DIESEL CHO KHAI THÁC THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)