Chính sách thu phí bảo trì đường bộ qua giá bán lẻ xăng dầu và tác động

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 97)

nó đối với các tàu, ghe khai thác thủy sản sử dụng dầu Diesel

Cách thu phí qua xăng dầu đã được thực hiện từ năm 1994, với 90% lượng xăng

được ô tô sử dụng và phần còn lại là các phương tiện khác. Đối với dầu thì ô tô sử

dụng khoảng 60% và 40% còn lại là các phương tiện đánh bắt trên biển hay các máy

nông nghiệp sử dụng nên việc hoàn trả phí này rất phức tạp và nảy sinh nhiều tiêu cực.

Quy định người dân phải đóng phí bảo trì đường bộ là một quy định hợp lý nếu

nhìn nhận dưới góc độ khi họ sử dụng dịch vụ, sản phẩm nhiều thì trả tiền nhiều còn sử dụng ít thì trả phí ít, và đây cũng là nguyên tắc thường được áp dụng trong một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ở một vế tiếp theo, người dân có quyền từ chối dịch vụ, sản

phẩm nếu chất lượng không như họ mong muốn. Tương tự, người dân có quyền đóng

phí nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ sử dụng phương tiện trên đường của họ và họ

cũng có quyền từ chối đóng phí bảo trì cho những công trình đường bộ xuống cấp do

sai phạm, tiêu cực trong quá trình xây dựng.

Đã có rất nhiều ý kiến của doanh nghiệp, người dân phản đối việc thu phí sử

dụng đường bộ theo đầu phương tiện vì cách này được xem là “đánh đồng, cào bằng”, không đảm bảo tính công bằng, những người sử dụng xe đi ít cũng phải đóng mức phí

bằng người sử dụng xe đi nhiều. Đã có nhiều đề xuất, kiến nghị duy trì thu loại phí này

qua xăng dầu để đảm bảo tính công bằng nhưng Bộ Giao thông Vận tải lại cho là khó với một trong những lý do là một lượng lớn xăng dầu được tiêu thụ cho nông nghiệp,

tàu cá… mà không phải giao thông đường bộ nên không phù hợp.

Đến nay, các cơ quan nhà nước vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể phương pháp thực

hiện hoàn phí cho nông dân, ngư dân… khi họ sử dụng xăng dầu cho các hoạt động

sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá. Điều này sẽ không khó thực hiện được nếu Bộ Giao

thông Vận tải cùng các cơ quan liên quan cùng làm việc với nhau để tìm ra những phương thức phù hợp, có những hướng dẫn cụ thể, chẳng hạn như để được hoàn lại phí

thì nông dân, ngư dân phải kê khai, chứng minh được số lượng xăng dầu họ dùng cho hoạt động nông nghiệp, đánh bắt cá… với hóa đơn rõ ràng.

Tuy nhiên, cách thu phí qua xăng dầu như vậy cũng có thể bị một số cá nhân, tổ

chức lợi dụng như khai khống số lượng xăng dầu được tiêu thụ không phải cho mục đích sử dụng đường bộ để được hoàn phí cao hơn. Tuy vậy, việc theo dõi ngư dân có

bao nhiêu chuyến đi biển hằng năm, nông dân dùng bao nhiêu xăng dầu cho các hoạt động nông nghiệp trên diện tích đất họ có không phải là quá phức tạp, không làm

được. Vả lại, các cơ quan chức năng còn có công cụ chế tài và có thể phạt nặng đối với các trường hợp gian lận. Tất nhiên, phương thức này sẽ khó thực hiện hơn là thu phí qua đầu phương tiện.

Sau khi cân nhắc, ngày 13/3/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số

197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng

phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013), không thu phí sử dụng đường bộ bằng cách tính vào giá xăng dầu như trước đây. Kể từ thời điểm này nông dân, ngư dân sẽ không bị thu phí oan. Nhưng tính đến nay đã gần 20 năm, nông dân, ngư dân vẫn chưa được hoàn phí này, vẫn phải chịu thiệt trong thời

gian dài.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)