Phân theo phương thức tổ chức doanh nghiệp bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 26)

Có năm loại doanh nghiệp bán lẻ chính:

a) Mạng lưới công ty

Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa hàng cùng thuộc một quyền sở hữu

và kiểm soát, có chung một bộ phận thu mua và tiêu thụ tập trung, một quyền sở hữu và kiểm soát, và bán những chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Mạng lưới công ty xuất hiện

trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng chúng phát triển mạnh nhất ở các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng giày dép và cửa hàng trang phục nam nữ [5].

b) Mạng lưới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ

Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ phía các mạng lưới công ty đã đưa những người bán lẻ độc lập đến chỗ hình thành hai kiểu hiệp hội. Thứ nhất là mạng lưới tự

nguyện gồm một nhóm những người bán lẻ độc lập được người bán buôn bảo trợ, thu

xếp để mua một số lượng lớn hàng hóa và cùng bán. Thứ hai là hợp tác xã bán lẻ, gồm

những người bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung và cùng hợp lực để thực hiện những biện pháp khuyến mãi [5].

Hợp tác xã tiêu thụ là mọi công ty bán lẻ thuộc quyền sở hữu của chính những

khách hàng của nó. Hợp tác xã tiêu thụ do dân cư của một cộng đồng lập ra khi họ cảm

thấy rằng những người bán lẻ ở địa phương phục vụ không chu đáo, vì đòi giá quá cao hay bán những sản phẩm kém chất lượng. Họ chung tiền để mở một cửa hàng của

chính mình, rồi họ biểu quyết về những chính sách của cửa hàng đó và bầu ra một nhóm người để quản lý nó [5].

d) Tổ chức đặc quyền

Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp đồng giữa người cấp đặc quyền (người sản xuất, người bán buôn hay tổ chức dịch vụ) và người hưởng đặc quyền

(những người kinh doanh độc lập mua quyền sở hữu hay khai thác một hay nhiều đơn

vị trong hệ thống đặc quyền). Các tổ chức đặc quyền thường được xây dựng trên cơ sở

một sản phẩm, dịch vụ độc đáo nào đó hay phương pháp kinh doanh, hay trên cơ sở tên thương mại, bằng sáng chế hay uy tín mà người cấp đặc quyền đã tạo ra [5].

e) Tập đoàn bán lẻ

Các tập đoàn bán lẻ là những công ty tự do, kết hợp một số hướng và hình thức bán lẻ

khác nhau dưới quyền sở hữu tập trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng

phân phối và quản lý của mình. Trong tương lai phương thức bán lẻ đa dạng hóa chắc chắn

sẽ được ngày càng nhiều mạng lưới công ty chấp nhận [15].

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 26)