Phát triển thị trường bán lẻ theo chiều sâu

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 37)

Sự phát triển của thị trường bán lẻ theo chiều sâu được xác định qua các tiêu chí

cơ bản như [14]:

- Mức độ thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng hay chỉ số hài lòng của

khách hàng. Chỉ số hài lòng của khách hàng là chỉ số dựa trên ý kiến đánh giá của

khách hàng về hàng loạt các chỉ tiêu như: chất lượng hàng hóa, khả năng lựa chọn

hàng hóa, sự mong đợi của khách hàng về các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng, sự cảm nhận về chất lượng hàng hóa và dịch vụ so với giá của hàng hóa… Chỉ số hài lòng của khách hàng đã được nhiều quốc gia, nền kinh tế phát triển trên thế giới như

Mỹ (ACSI), Châu Âu (EPSI), Nhật Bản (JCSSI), Singapore (CSISG) ứng dụng nhằm

nghiệp, ngành kinh tế và cả nền kinh tế.

- Mức độ kết nối các kênh phân phối hàng hóa từ các thị trường tập trung, thị trường đô thị với thị trường nông thôn. Sự kết nối này không chỉ khắc phục những hạn

chế về năng lực của các nhà phân phối ở khu vực nông thôn, mà còn tạo điều kiện cho

dòng chảy hàng hóa về thị trường nông thôn nhanh hơn, chủng loại hàng hóa phong

phú và đa dạng hơn, tiết kiện chi phí lưu thông,… Đồng thời, có thể lồng ghép các

kênh phân phối sản phẩm từ khu vực thành thị về các thị trường nông thôn, miền núi,

hải đảo…

- Mức độ kết nối dịch vụ phân phối hàng hoá với các ngành dịch vụ có liên quan,

đặc biệt là các ngành dịch vụ vận tải, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, dịch vụ

logistics,... Trong đó, phát triển thị trường dịch vụ tín dụng sẽ tác động đến thị trường

bán lẻ trên các phương diện như: đáp ứng nhu cầu vốn cho các nhà bán lẻ để mở rộng

hoạt động kinh doanh; cung cấp tín dụng cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn, quá đó giúp người dân mở rộng sản xuất, gia tăng thu nhập và kích “cầu” tiêu dùng. Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản làm gia tăng khả năng cung cấp

mặt bằng kinh doanh bán lẻ, tạo điều kiện thuận lợi để người có khả năng kinh doanh

gia nhập thị trường bán lẻ. Phát triển thị trường vận tải sẽ góp phần rút ngắn thời gian,

chi phí vận chuyển hàng hóa đến thị trường bán lẻ ở vùng sâu vùng xa. Phát triển thị trường bưu chính, viễn thông sẽ góp phần đa dạng hóa các phương thức bán lẻ như:

bán lẻ qua mạng, bán lẻ qua điện thoại…[5].

- Tình trạng cạnh tranh trên thị trường bán lẻ: Cạnh tranh chính là động lực chủ

yếu của sự phát triển thị trường. Tuy nhiên, bất kỳ sự cạnh tranh thiếu lành mạnh nào cũng làm cho thị trường bị phát triển méo mó, lệch lạc. Môi trường cạnh tranh lành mạnh phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng là khung khổ pháp luật và sự vận hành của cơ chế thị trường. Theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam hiện nay, những hành vi cạnh

tranh không lành mạnh như: giả mạo chỉ dẫn thương mại; xâm phạm bí mật kinh

doanh; mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc trong kinh doanh và gièm pha doanh nghiệp khác;

gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; lôi kéo nhân viên của đối thủ

cạnh tranh; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mãi nhằm cạnh

tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử trong Hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính…

- Mức độ rủi ro của thị trường, hoặc tính ổn định trong quá trình phát triển thị trường. Trong đó, những yếu tố cơ bản tác động đến mức độ rủi ro của thị trường bán

lẻ hàng tiêu dùng, như: tình trạng bất ổn trong lưu chuyển vốn của doanh nghiệp và của nền kinh tế; nguy cơ xảy ra lừa đảo trong quan hệ mua – bán; tình trạng lạm phát

của nền kinh tế tăng cao; sức mua thực tế trên thị trường thiếu ổn định; nguồn cung

cấp hàng hóa không ổn định.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ dầu diesel phục vụ khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)